Jul 10, 2025
Khai báo hải quan là hoạt động bắt buộc của người khai hải quan phải thực hiện khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra/vào lãnh thỗ Việt Nam. Khai hải quan được thực hiện khi hàng hóa, phương tiện dừng tại cửa khẩu, cảng biển, càng hàng không để đi vào hoặc đi ra lãnh thổ nước ta.
Những ai cần khai báo hải quan?
- Các tổ chức, cá nhân có hàng hóa cần xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua các nước khác.
- Người sở hữu hoặc điều khiển phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa ra/vào biên giới Việt Nam phải thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh.
- Người được chủ hàng hóa hoặc chủ phương tiện ủy quyền để thực hiện khai báo hải quan với cơ quan hải quan.
- Đại lý làm thủ tục hải quan có trình độ chuyên môn sẽ được thuê để thực hiện các thủ tục khai báo hải quan cho chủ hàng.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng là đơn vị cần thực hiện các thủ tục khai hải quan liên quan đến dịch vụ của mình.
Xem thêm →
Jul 08, 2025
Phân luồng hải quan là quy trình tự động do hệ thống VNACCS/VCIS thực hiện, nhằm xác định mức độ kiểm tra cần thiết cho từng tờ khai hải quan. Dựa vào đó, hệ thống sẽ quyết định:
- Có cần kiểm tra hồ sơ không?
- Có cần mở container kiểm hóa không?
- Hay cho phép thông quan ngay?
Xem thêm →
Jul 04, 2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phát triển, vận tải biển vẫn giữ vai trò huyết mạch trong chuỗi cung ứng quốc tế. Với năng lực vận chuyển vượt trội, các hãng tàu container hàng đầu đang ngày càng mở rộng quy mô đội tàu, kết nối hàng nghìn cảng biển trên toàn thế giới.
Tính đến năm 2025, tổng sức chở toàn ngành đã vượt 28 triệu TEU, với hơn 6.200 tàu container hoạt động. Dưới đây là bảng xếp hạng 10 hãng tàu container lớn nhất thế giới hiện nay – những “ông lớn” đang nắm giữ thị phần lớn nhất và ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ ngành logistics toàn cầu.
Xem thêm →
Jul 01, 2025
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế, đặc biệt là vận chuyển đường biển và đường bộ, thuật ngữ "Lashing" xuất hiện thường xuyên trong các chứng từ, quy trình đóng hàng tại kho hoặc cảng. Vậy Lashing là gì? Có bao nhiêu cách lashing và khi nào bắt buộc phải thực hiện?
DNL SHIPPING tổng hợp toàn bộ kiến thức cần biết cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong bài viết dưới đây:
Lashing là gì?
Lashing là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình chằng buộc, cố định hàng hóa trong container, trên sàn xe đầu kéo, tàu biển, hoặc pallet để đảm bảo hàng không bị xê dịch, lật đổ, va đập hoặc rơi vỡ trong quá trình vận chuyển.
Lashing thường được thực hiện bằng các dụng cụ chuyên dụng như dây đai, dây xích, dây vải, cáp thép, gỗ chèn, nêm cao su,... tuỳ theo loại hàng và phương thức vận tải.
Tại sao phải lashing hàng hóa?
Trong vận tải, đặc biệt là vận tải biển, hàng hóa sẽ phải chịu rung lắc mạnh, sóng lớn, lực ly tâm và trọng lực bất thường. Nếu không được cố định chắc chắn, hàng dễ:
Bị va đập mạnh dẫn đến vỡ, móp méo, trầy xước
Đổ ngã, xô lệch làm hư hại container hoặc hàng khác
Gây mất an toàn cho nhân viên bốc dỡ
Bị hãng tàu/phía cảng từ chối xếp hàng lên tàu nếu không đạt tiêu chuẩn lashing
Các loại hàng thường phải lashing
Một số loại hàng hóa bắt buộc hoặc được khuyến nghị lashing bao gồm:
Máy móc công nghiệp, thiết bị nặng
Ô tô, xe máy, xe chuyên dụng
Hàng siêu trường, siêu trọng
Hàng dễ vỡ, hàng đóng rời trên pallet
Hàng rời đóng trong container open top hoặc flat rack
Các phương pháp lashing phổ biến hiện nay
Lashing bằng dây đai polyester (dây vải)
Dễ sử dụng, nhẹ, không gỉ, không gây xước hàng
Thích hợp với hàng nhẹ, hàng pallet, thiết bị đóng gói
Lashing bằng dây xích và tăng đơ
Sử dụng cho hàng siêu trọng, máy móc lớn, container flat rack
Có độ bền và khả năng chịu lực cao
Lashing bằng dây thép, cáp thép
Phù hợp với hàng có cạnh sắc, hàng có độ rung lớn
Thường đi kèm bộ tăng đơ, móc khóa chuyên dụng
Lashing kết hợp nêm gỗ và chèn cao su
Chuyên dùng cho hàng cần cố định theo chiều ngang và chiều dọc
Dùng nhiều trong vận chuyển hàng lỏng, thùng phuy hoặc container bulk
Lashing bằng túi khí chèn hàng (Dunnage Air Bags)
Đặt giữa các kiện hàng hoặc container để chống xô lệch
Thường dùng trong vận tải container đường biển hoặc đường bộ
Tiêu chuẩn và quy định về lashing
Lashing không chỉ là quy trình kỹ thuật, mà còn liên quan đến tiêu chuẩn an toàn bắt buộc. Một số quy định doanh nghiệp cần lưu ý:
- Quy định chung trong ngành logistics:
CSC (Container Safety Convention): Container phải được đóng hàng đúng kỹ thuật
IMO/IMDG Code: Với hàng nguy hiểm, lashing cần tuân theo chuẩn đóng gói và ký hiệu
CTU Code (Code of Practice for Packing of Cargo Transport Units): Hướng dẫn đầy đủ cho việc đóng và lashing hàng hóa trong container
- Quy định của hãng tàu/cảng:
Hãng tàu có thể từ chối nhận container nếu lashing không đạt yêu cầu
Một số cảng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hình ảnh hoặc biên bản lashing trước khi xếp hàng lên tàu
Những lưu ý khi thực hiện lashing
Sử dụng đúng loại dụng cụ theo đặc tính hàng
Kiểm tra định kỳ trong quá trình vận chuyển (với hàng quá khổ, hàng open top)
Ghi chép lại quá trình lashing bằng hình ảnh và biên bản bàn giao
Nên thuê đơn vị lashing chuyên nghiệp, có chứng chỉ hoặc kinh nghiệm quốc tế
Kết luận
Lashing không chỉ là một bước kỹ thuật đơn thuần mà còn là yếu tố đảm bảo an toàn, trách nhiệm pháp lý và uy tín của doanh nghiệp khi vận chuyển hàng quốc tế. Là một đơn vị logistics chuyên nghiệp, DNL SHIPPING luôn hỗ trợ khách hàng lashing đúng tiêu chuẩn quốc tế, kiểm soát rủi ro và tối ưu chi phí vận chuyển.
Xem thêm →
Jun 26, 2025
Măng cụt - "Nữ hoàng trái cây nhiệt đới" của Việt Nam đang là xu hướng tiềm năng của ngành nông sản Việt Nam. Được nhiều thị trường ưa chuộng như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, EU,... Tuy nhiên, không giống như các loại trái cây phổ biến khác, măng cụt có những yêu cầu kiểm dịch và truy xuất nguồn gốc khắt khe hơn khi xuất khẩu.
Dưới đây, DNL SHIPPING chia sẻ quy trình xuất khẩu măng cụt cập nhật mới nhất giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ ràng và chủ động trong kế hoạch kinh doanh.
1. Chính sách và điều kiện xuất khẩu măng cụt
Măng cụt được phép xuất khẩu chính ngạch nếu đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch và truy xuất nguồn gốc.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13
- Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT: Về kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tư 19/2012/TT-BKHCN: Quy định về ghi nhãn hàng hóa
- Thông tư 15/2018/TT -BNNPTNT: Quy định về kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và tạm nhập tái xuất.
- Thông tư 05/2021/TT-BNNPTNT: Hướng dẫn cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP: Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
- Các nghị định thư song phương giữa Việt Nam và nước nhập khẩu (ví dụ: Việt Nam – - Trung Quốc năm 2022 về măng cụt)
Xem thêm →
Jun 24, 2025
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, kiểm hóa hàng hóa là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo hàng hóa đúng khai báo, không vi phạm pháp luật. Hiện nay, ngoài kiểm tra thủ công (mở container), kiểm hóa bằng máy soi đang được sử dụng rộng rãi để tăng tốc độ thông quan và giảm thời gian kiểm tra hàng.
Kiểm hóa hàng bằng máy soi là gì?
Kiểm hóa bằng máy soi là phương pháp sử dụng thiết bị chụp cắt lớp (scanner) tia X chuyên dụng để kiểm tra hàng hóa bên trong container để đánh giá sự phù hợp giữa nội dung khai báo hải quan và thực tế hàng hóa. Nếu kết quả cho thấy không có nghi ngờ, lô hàng sẽ được thông quan ngay mà không cần mở niêm phong, không phải bốc dỡ thủ công. để kiểm tra thực tế.
Phương pháp này cho phép cơ quan hải quan nhanh chóng đánh giá được tính trung thực của tờ khai, phát hiện các hàng cấm, hàng sai khai báo hoặc nguy hiểm trong thời gian ngắn.
Ngược lại, nếu phát hiện dấu hiệu không khớp hoặc nghi vấn về gian lận, hàng hóa sẽ được chuyển sang hình thức kiểm tra thủ công để làm rõ
Xem thêm →
Jun 19, 2025
Gạch lát sàn, gạch ốp tường là mặt hàng được sử dụng phổ biến trong xây dựng, trang trí nội thất. Nguồn cung nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Tây Ban Nha, Ý... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình, mã HS, thuế suất và các lưu ý pháp lý khi nhập khẩu mặt hàng này.
Chính sách nhập khẩu gạch lát sàn, gạch ốp tường
Chính sách và quy trình làm thủ tục nhập khẩu thiết bị PCCC được quy định trong các văn bản pháp luật sau:
Gạch lát sàn, ốp tường không thuộc danh mục cấm nhập khẩu, được nhập khẩu bình thường theo Luật Quản lý Ngoại thương.
Tuy nhiên, theo quy định tại:
- QCVN 16:2019/BXD: Gạch ốp lát thuộc danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông.
- Thông tư 19/2019/TT-BXD: Yêu cầu phải có chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP: Quy định xử phạt nếu hàng không có nhãn phụ, sai mã HS, sai chất lượng công bố.
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP: Quy định nhãn hàng hóa bắt buộc dán nhãn phụ tiếng Việt cho sản phẩm nhập khẩu.
Xem thêm →
Jun 17, 2025
Hạt nhựa là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất bao bì, nhựa gia dụng, công nghiệp... và có nhu cầu nhập khẩu lớn từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Thái Lan, Malaysia,... Dưới đây là thủ tục nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh, giúp doanh nghiệp chủ động về thời gian và chi phí.
Chính sách nhập khẩu hạt nhựa
Chính sách và quy trình làm thủ tục nhập khẩu thiết bị PCCC được quy định trong các văn bản pháp luật sau:
- Hạt nhựa nguyên sinh (PE, PP, PVC, PS...) được phép nhập khẩu bình thường, không cần giấy phép.
- Hạt nhựa tái sinh thuộc nhóm phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất → cần tuân theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, và doanh nghiệp phải đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.
- Thông tư 31/2015/TT-BCT về phân loại hàng hóa và áp mã HS.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Phụ lục I – Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu (không có hạt nhựa nguyên sinh).
- Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14 – quy định nguyên tắc tự do thương mại nếu không cấm hoặc hạn chế.
Xem thêm →
Jun 12, 2025
Phân bón không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tuy nhiên chỉ các loại phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam mới được phép nhập khẩu theo quy định tại:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 84/2019/NĐ-CP: Quản lý phân bón (thay thế Nghị định 108/2017/NĐ-CP)
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13
- Thông tư 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC
- Thông tư 04/2020/TT-BNNPTNT: Danh mục phân bón được phép lưu hành
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP và 111/2021/NĐ-CP: Về nhãn hàng hóa
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hải quan
Lưu ý:
+ Phân bón vô cơ phải được cấp giấy phép nhập khẩu một lần hoặc thuộc danh mục được phép lưu hành.
+ Phân bón hữu cơ hoặc phân bón mới cần thực hiện thủ tục công nhận lưu hành trước khi nhập khẩu.
Xem thêm →
Jun 10, 2025
Trong bối cảnh xuất khẩu ngày càng cạnh tranh, đặc biệt với các mặt hàng có giá trị như may mặc (garment), nội thất (furniture), giày dép (shoes) – yếu tố đúng hạn hợp đồng, lịch trình ổn định, không roll, không delay là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp giữ uy tín với đối tác quốc tế.
Và Matson chính là một trong những hãng tàu hiếm hoi trên thị trường hiện nay đáp ứng trọn vẹn các yêu cầu khắt khe đó.
Giới thiệu về Matson
Matson, Inc. là hãng tàu lâu đời của Hoa Kỳ, được thành lập từ năm 1882, có trụ sở tại Honolulu, Hawaii. Với hơn 140 năm kinh nghiệm, Matson tập trung vào các tuyến vận tải chất lượng cao từ Châu Á – Thái Bình Dương đến Mỹ, đặc biệt là tuyến từ Việt Nam và Campuchia đến Bờ Tây Hoa Kỳ.
Khác với các hãng tàu đại trà, Matson xây dựng danh tiếng dựa trên:
- Lịch trình nhanh và cố định hàng tuần
- Không roll (không dời chuyến) – Hàng đã book là hàng chắc chắn lên tàu
- Không delay – Giao đúng lịch, đúng hợp đồng
- Dịch vụ lý tưởng cho các mặt hàng cần giao gấp, giao đúng mùa, đúng deadline
Xem thêm →
Jun 05, 2025
Phụ gia (tùy từng loại ngành) không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, một số loại phụ gia thực phẩm hoặc phụ gia hóa chất đặc biệt có thể phải đăng ký kiểm tra chất lượng, công bố sản phẩm hoặc kiểm tra an toàn thực phẩm.
Căn cứ pháp lý:
Luật Hải quan số 54/2014/QH13
Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP)
Thông tư 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC
Nghị định 15/2018/NĐ-CP (đối với phụ gia thực phẩm)
Thông tư 09/2016/TT-BYT (danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng)
Nghị định 43/2017/NĐ-CP và 111/2021/NĐ-CP (về ghi nhãn hàng hóa)
Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT (nếu là phụ gia có nguồn gốc sinh học hoặc cần kiểm dịch)
Nghị định 128/2020/NĐ-CP (về xử phạt hành chính)
Căn cứ theo những văn bản chính sách pháp luật trên thì phụ gia Thái, Hàn, China, không nằm trong doanh mục cấm nhập khẩu. Tuy nhiên khi nhập khẩu các bộ phận cần lưu ý những điểm sau
Những lưu ý khi làm thủ tục nhập phụ gia
Xem thêm →
Jun 03, 2025
Tiêu chuẩn vải thiều xuất khẩu là tập hợp các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và đóng mà vải thiều phải đáp ứng để được phép xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Mỗi quốc gia nhập khẩu sẽ có yêu cầu riêng, tuy nhiên nhìn chung, vải thiều cần xuất khẩu cần tuân thủ các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chung về chất lượng vải thiều
Hình dạng: Quả tròn đều, nguyên vẹn, không dập nát, không nứt nẻ
Vỏ màu đỏ hồng, đều màu, gai nỗi rõ, không thâm đen. Cuống quả dài 0.5 - 1.5 cm, còn xanh. Không có vệt bệnh, côn trùng gây hại hoặc tồn dư thuốc BVTV vượt giới hạn
Chất lượng ruột: Cùi trắng trong, mọng nước, ngọt thanh, không lên men, không chua. Khi ăn vải thiều có vị ngọt đậm đà, thịt quả tươi, mọng tươi. Tổng hàm lượng chất khô hòa tan của dịch quả không được dưới 17%. Tỷ lệ hư hỏng -< 3%/lô hàng
- Ngoài ra, trước khi xuất khẩu, vải thiều phải đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện khử trùng. Đóng gói đúng cách cũng lad một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà doanh nghiệp cần đáp ứng được khi xuất khẩu vải thiều
Vải thiều phải được đóng vào túi chất dẻo, có dung lượng từ 1-2kg quả.
Các túi chất dẻo chứa quả vải phải được đặt vào thùng carton có đục lỗ, có vách ngăn. Quy cách về hộp carton được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán giữa 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Các thùng đóng gói phải có nhãn mác có ghi đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
Xem thêm →