Những mặt hàng "CẤM NHẬP" hoặc khó thông quan từ Trung Quốc - ĐỪNG ĐỂ MẤT TRẮNG
Ngày đăng: 15/05/2025 09:59 AM
Thực tế phũ phàng – Hậu quả khi "lỡ tay" nhập sai hàng
Rất nhiều vụ việc đã xảy ra khi doanh nghiệp hoặc cá nhân nhập phải những mặt hàng nằm trong danh mục cấm hoặc hàng có điều kiện mà không có giấy phép hợp lệ. Hậu quả thường thấy bao gồm:
- Bị tịch thu toàn bộ lô hàng, tiêu hủy
- Phạt hành chính nặng
- Mất uy tín kinh doanh với đối tác và khách hàng. Dính thêm rắc rối pháp lý hoặc bị đưa vào “danh sách đen” tại hải quan.
- Tốn thời gian, chi phí để xử lý hậu quả
- Nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại)
Vậy nên, nếu bạn đang kinh doanh theo hướng nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc, bài viết này là thứ bạn cần đọc kỹ nhất hôm nay.
Những mặt hàng CẤM NHẬP hoàn toàn từ Trung Quốc (hoặc bất kỳ quốc gia nào)
Căn cứ theo Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP), một số nhóm hàng cấm nhập khẩu bao gồm:
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- Súng các loại, dao kiếm, roi điện, bình xịt hơi cay...
2. Văn hóa phẩm đồi trụy, phản động
- Tài liệu, phim ảnh, sách báo có nội dung chống phá nhà nước, khiêu dâm, bạo lực.
3. Pháo nổ, pháo hoa, thuốc nổ
- Trừ các loại pháo hoa không nổ có giấy phép rõ ràng.
4. Các loại hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ
5. Phế liệu không đáp ứng quy chuẩn môi trường
- Gồm nhựa phế liệu, giấy vụn, kim loại phế liệu chưa phân loại...
6. Một số sản phẩm ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng
- Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, chưa được công bố hợp quy, hợp chuẩn.
- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không được phép lưu hành tại Việt Nam.
7. Động vật, thực vật quý hiếm (CITES)
- Rùa, ngà voi, sừng tê giác, các sản phẩm từ loài động – thực vật hoang dã thuộc danh mục cấm.
8. Hàng đã qua sử dụng thuộc nhóm điện tử, điện lạnh, thiết bị y tế
Ví dụ: Máy in cũ, điều hòa cũ, máy xét nghiệm cũ
Lưu ý: Cấm nhập là tuyệt đối. Nếu bị phát hiện, hàng sẽ bị thu giữ và tiêu hủy, không có ngoại lệ.
Những mặt hàng khó thông quan, rủi ro cao
Ngoài hàng cấm, còn có rất nhiều mặt hàng được phép nhập nhưng có điều kiện khắt khe, nếu không chuẩn bị hồ sơ kỹ thì rất dễ bị giữ hàng hoặc yêu cầu tái xuất:
Thủ tục nhập khẩu ghế sofa: Thông tin đầy đủ từ A đến Z
Ngày đăng: 13/05/2025 04:12 PM
Ghế sofa không chỉ là vật dụng nội thất mang tính thẩm mỹ cao mà còn là biểu tượng của sự tiện nghi, hiện đại được nhiều khách hàng chọn lựa trong văn phòng, phòng khách, gia đình. Sofa da có nhiều hình dáng: Sofa chữ L, sofa góc da, sofa Salon. Ghế sofa được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau về Việt Nam như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Châu Âu. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng nội thất và cá nhân đang quan tâm đến việc nhập khẩu mặt hàng này để đáp ứng thị trường trong nước. Bài viết dưới đây DNL SHIPPING sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về mã hs, tính thuế nhập khẩu, chính sách, quy trình và thủ tục nhập khẩu ghế sofa, giúp bạn nắm rõ và thực hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chính sách nhập khẩu ghế sofa
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ((ban hành ngày 23/06/2014): văn bản pháp lý nền tảng quy định toàn bộ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục hải quan.
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP): Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC): Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 42/2015/TT-BCT ngày 06/11/2015: Quy định việc xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu – áp dụng nếu doanh nghiệp cần hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017: Quy định về nhãn hàng hóa (bắt buộc dán nhãn phụ bằng tiếng Việt với hàng nhập khẩu).
- Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021: Sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa.
- Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018: Ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (nếu ghế sofa có khung gỗ tự nhiên cần lưu ý).
- Thông tư số 31/2015/TT-BTC ngày 25/02/2015: Hướng dẫn về việc phân loại hàng hóa, áp mã số HS và chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Nghị định 128/2020/NĐ - CP ngày 19/10/2020
Theo những văn bản pháp luật ở trên thì ghế sofa không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Đối với sofa da đã qua sử dụng thuộc sanh mục cấm nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu sofa da cần lưu ý những điểm sau dây:
- Ghế sofa da đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu
- Khi nhập khẩu sofa da thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP
- Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt
Trên đây là những quy định pháp luật iên quan đến thủ tục nhập khẩu ghế sofa. Nếu quý khách còn thắc mắc về quy trình trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
Dán nhãn hàng nhập khẩu hàng hóa
Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Việc dán nhãn hàng hóa là một quy định bắt buộc đối với hàng hóa sản xuất trong nước để lưu thông trong nước và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trước khi đưa ra thị trường. Hơn hết việc dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Chính vì thế đây là bước không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu ghế sofa da từ các quốc gia khác nhau.
Nội dung nhãn mác
Theo Điều 10 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường Việt Nsm phải có các thông tin tối thiểu sau
- Thông tin của người nhà xuất khẩu (Địa chỉ, tên công ty)
- Thông tin của người nhập khẩu (Địa chỉ, tên công ty)
- Xuất xứ hàng hóa
- Tên hàng hóa
- Các thông tin khác tùy theo từng loại hàng hóa
+ Thành phần cấu tạo (Nếu có)
+ Kích thước, Khối lượng
+ Hướng dẫn sử dụng (Nếu cần)
+ Cảnh báo (Nếu có chất liệu dễ cháy, dễ vỡ)
Nguyên tắc vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Phải dán ở nơi dễ quan sát bằng mắt thường
- Nhãn hàng hóa (Bao gồm cả nhãn chính và nhãn phụ) Phải được gắn trực tiếp lên sản phẩm hoặc bao bì thương phẩm của sản phẩm
- Vị trí dán nhãn không được bị che khuất hoặc bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lưu kho, trung bày
Không che khuất nhãn gốc
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đã có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, thì phải dán nhãn phụ bằng tiếng Việt mà không che mất các nội dung bắt buộc của nhãn gốc
Dán nhãn phụ trước khi lưu thông
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, nhãn phụ phải được dán trước khi đưa ra thị trường, thường là tại khi sau khi thông quan
- Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa, như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.
Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn
Việc không dán nhãn hàng hóa nhập khẩu đúng quy định là một lỗi vi phạm hành chính phổ biển trong ngành logistics, xuất nhập khẩu và có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Dưới đây là những rủi ro chính.
Theo Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt hoặc nhãn sai quy định sẽ bị xử phạt như sau:
Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP
- Không có nhãn hàng hóa theo quy định, mức phạt tiền 500.000 - 30.000.000 đồng tùy giá trị lô hàng
- Không dán nhãn phụ tiếng Việt khi lưu thông, mức phạt tiền 1.000.000 - 20.000.000 đồng
- Nhãn phụ che mắt nội dụng bắt buộc trên nhãn gốc, mức phạt tiền 1.000.000 - 3.000.000 đồng
- Không được thưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
CMA – CGM: Hãng tàu quốc gia Pháp mang tầm vóc toàn cầu
Ngày đăng: 08/05/2025 04:36 PM
Trong thế giới vận tải biển quốc tế, CMA CGM không chỉ là niềm tự hào của nước Pháp mà còn là một trong những hãng tàu container hàng đầu thế giới. Với bề dày lịch sử hình thành, chiến lược phát triển bền vững và tầm nhìn toàn cầu, CMA CGM đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Lịch sử hình thành – Từ hai công ty đến một tập đoàn toàn cầu
CMA: Sự khởi đầu từ tầm nhìn tư nhân
CMA (Compagnie Maritime d’Affrètement) được thành lập vào năm 1978 bởi doanh nhân Jacques R. Saadé tại Marseille, Pháp.
Xuất phát là một doanh nghiệp tư nhân, CMA ban đầu hoạt động chủ yếu tại khu vực Địa Trung Hải – Trung Đông, với thế mạnh về vận tải container và dịch vụ thuê tàu linh hoạt.
Với chiến lược mở rộng táo bạo và khả năng thích ứng tốt với thị trường, CMA nhanh chóng khẳng định vị thế trong ngành vận tải biển quốc tế.
CGM: Di sản từ một hãng quốc doanh
CGM (Compagnie Générale Maritime) là công ty nhà nước của Pháp, có tiền thân từ Compagnie Générale Transatlantique – hãng tàu lâu đời từ thế kỷ 19.
Thành lập dưới tên CGM vào năm 1973, công ty vận hành đội tàu quốc gia với trọng tâm là tuyến châu Âu – châu Á và châu Phi.
Tuy nhiên, đến đầu thập niên 1990, CGM gặp khó khăn do sự thay đổi thị trường toàn cầu và mô hình quản trị cồng kềnh.
Maersk – Ông Lớn Vận Tải Biển Toàn Cầu Đến Từ Đan Mạch
Ngày đăng: 06/05/2025 02:58 PM
MAERSK - "Ông lớn" ngành vận tải biển toàn cầu, và DNL SHIPPING - Tự hào doanh nghiệp logistics Việt Nam
Trong thế giới logistics toàn cầu, MAERSK – hãng tàu đến từ Đan Mạch – là một trong những tập đoàn vận tải và logistics lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Copenhagen, Đan Mạnh. Là một biểu tượng của sự phát triển bền vững và chuyên nghiệp trong ngành vận tải biển, Maersk không chỉ nổi bật bởi quy mô mà còn bởi bề dày lịch sử cùng mạng lưới toàn cầu rộng lớn. Tính đến năm 2024, Maersk có hơn 108.000 nhân viên và hoạt động tại hơn 130 quốc gia.
Thông tin chung
Tên đầy đủ: A.P. Moller – Mærsk A/S
Ngành nghề chính: Vận tải container, logistics, cảng biển, vận tải dầu khí, tàu kéo, và kho bãi
Doanh thu năm 2024: 55,5 tỷ USD
Lợi nhuận ròng năm 2024: 6,2 tỷ USD
Tài sản: 87,7 tỷ USD
Vốn chủ sở hữu: 57,9 tỷ USD
Số lượng nhân viên: 108.160 người
Các mảng hoạt động chính
Vận tải biển: Maersk Line là hãng tàu container lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 14% thị phần toàn cầu.
Logistics và chuỗi cung ứng: Cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, kho bãi, vận tải hàng không và dịch vụ giao nhận.
Cảng và dịch vụ cảng: Vận hành nhiều cảng lớn trên toàn cầu thông qua các công ty con như APM Terminals.
Dịch vụ tàu kéo: Thông qua công ty Svitzer, Maersk cung cấp dịch vụ kéo tàu tại hơn 100 cảng và 20 terminal dầu khí.
Lĩnh vực hoạt động: Vận tải container, logistics, chuỗi cung ứng toàn cầu
HỘI CHỢ NGÀY 26/4 - "XUẤT KHẨU VÀ LOGISTICS CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY: BỐI CẢNH, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP"
Ngày đăng: 23/04/2025 04:05 PM
Hội thảo "Xuất khẩu và Logistics của Việt Nam Hiện nay: Bối cảnh, Thách thức và Giải pháp" sẽ được tổ chức như một sự kiện điểm nhấn quan trọng trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Global Sourcing Fair Vietnam 2025.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu và logistics toàn cầu liên tục biến động và tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, việc thấu hiểu toàn diện bối cảnh, nhận diện chính xác các thách thức, đồng thời cập nhật và ứng dụng kịp thời các giải pháp chiến lược mới sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn, mà còn chủ động nắm bắt cơ hội để phát triển bền vững trong tương lai.
Thấu hiểu điều đó, Hội thảo "Xuất khẩu và Logistics của Việt Nam Hiện nay: Bối cảnh, Thách thức và Giải pháp" sẽ được tổ chức như một sự kiện điểm nhấn quan trọng trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Global Sourcing Fair Vietnam 2025.
Diễn giả:
Ông Nguyễn Hoài Chung – Nhà sáng lập & CEO của Phaata - Sàn giao dịch Logistics Quốc tế đầu tiên Việt Nam, nền tảng giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Tìm kiếm – So sánh và Tối ưu chi phí logistics cho từng lô hàng. Hiện nay, Phaata đã có hơn 1.500 gian hàng các công ty logistics, hơn 20.000 yêu cầu báo giá của chủ hàng, hơn 100.000 chào giá từ các công ty logistics và hơn 150.000 người truy cập hàng tháng.
Bên cạnh đó, ông còn là một trong những chuyên gia, diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu & Logistics của Việt Nam.
Tại hội thảo, bạn sẽ được:
Hiểu rõ bối cảnh xuất khẩu và logistics Việt Nam hiện nay
Nhận diện các thách thức đối với xuất khẩu và logistics
Nắm bắt các giải pháp chiến lược mới nhất
Gặp gỡ và kết nối với chuyên gia hàng đầu
Cơ hội tìm kiếm khách hàng mới và phát triển thị trường quốc tế
Ai nên tham dự?
CEO, Founder, Quản lý cấp cao
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sản xuất
Người làm logistics, vận hành, chuỗi cung ứng
Các công ty đang tìm giải pháp xuất khẩu hiệu quả hơn
Hãy tham dự phiên hội thảo chiến lược này!
Hãy tham dự Global Sourcing Fair Vietnam 2025 và đặc biệt dành thời gian cho phiên hội thảo chiến lược này để trang bị những thông tin và giải pháp cần thiết, giúp doanh nghiệp vượt qua qua giai đoạn thị trường nhiều thách thức và nắm bắt cơ hội phát triển trong năm 2025 và xa hơn nữa.
Đăng ký tham dự miễn phí – chỗ ngồi giới hạn: https://forms.gle/2Bm1gk5N57PrELa38
Triển lãm Global Sourcing Fair Việt Nam 2025
Thời gian: 10h00 - 11h00 Ngày 26/04/2025 (Thứ 7)
Địa điểm: Phòng hội thảo, sảnh A2 – Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) | 799 Ng Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Thuế quan của Tổng thống Trump khiến dự báo thương mại toàn cầu lao dốc
Ngày đăng: 18/04/2025 05:26 PM
Thuế quan của Tổng thống Trump khiến dự báo thương mại toàn cầu lao dốc
WTO và UNCTAD cảnh báo thương mại và tăng trưởng toàn cầu có thể suy giảm nghiêm trọng trong năm 2025 do ảnh hưởng từ các chính sách thuế quan leo thang của ông Trump.
Nhiều tổ chức đầu ngành trong lĩnh vực vận tải biển chuyên dự báo thương mại toàn cầu đang đồng loạt cắt giảm dự báo kinh tế cho năm tới sau cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động.
Gây lo ngại sâu sắc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo rằng thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2025 có thể sụt giảm tới -1,5%, có khả năng trở thành lần thứ sáu trong 60 năm qua mà thương mại hàng hóa thế giới chứng kiến sự suy giảm — gia nhập danh sách các cú sốc kinh tế lớn như đại dịch Covid-19 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo báo cáo "Triển vọng và Thống kê Thương mại Toàn cầu" mới nhất của Ban Thư ký WTO công bố hôm qua, khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến giảm 0,2% trong năm 2025 nếu giữ nguyên các điều kiện hiện tại — thấp hơn gần 3 điểm phần trăm so với kịch bản cơ sở với thuế quan thấp. Con số này được tính theo bối cảnh chính sách thuế đến ngày 14/4. Nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn vào ngày 9/7, khi ông Trump có thể áp đặt thêm các mức thuế mới trên toàn cầu, thương mại có thể giảm sâu hơn, tới -1,5%.
Tổng giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala, bày tỏ: “Tôi vô cùng lo ngại trước sự bất ổn trong chính sách thương mại, đặc biệt là căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.”
Bà cho rằng sự bất định kéo dài đang trở thành “vật cản” đối với tăng trưởng toàn cầu.
Cùng ngày, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang trên đà suy thoái.
Theo báo cáo mới của UNCTAD, tăng trưởng toàn cầu năm 2025 dự kiến giảm xuống còn 2,3%, do ảnh hưởng của cú sốc chính sách thương mại, biến động tài chính và sự gia tăng mức độ bất định.
“Bất ổn về chính sách thương mại hiện đang ở mức cao kỷ lục,” báo cáo nêu rõ, “và điều này đã dẫn đến việc trì hoãn các quyết định đầu tư và giảm nhu cầu tuyển dụng.”
Đối với các chủ tàu chở dầu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho các năm 2025 và 2026, với lý do là các rào cản đến từ căng thẳng thương mại, đặc biệt là các biện pháp bảo hộ do ông Trump đưa ra. IEA đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu xuống còn 730.000 thùng/ngày trong năm 2025 và 690.000 thùng/ngày vào năm 2026.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) gần đây cũng đã cắt giảm 30% dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2025, xuống còn 900.000 thùng/ngày. Trong khi đó, Goldman Sachs đưa ra dự báo thậm chí còn thận trọng hơn, với mức tăng chỉ 300.000 thùng/ngày từ cuối năm 2024 đến cuối năm 2025.
Tác động từ thuế quan: Nhập khẩu tăng nhẹ tại Cảng Los Angeles trong khi container rỗng tăng vọt
Ngày đăng: 17/04/2025 08:28 AM
Tác động từ thuế quan: Nhập khẩu tăng nhẹ tại Cảng Los Angeles trong khi container rỗng tăng vọt
Cảng Los Angeles ghi nhận nhập khẩu tăng nhẹ và container rỗng tăng vọt trong tháng 3/2025, khi lo ngại về thuế quan có thể ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa nửa cuối năm.
Cảng Los Angeles ghi nhận sản lượng hàng hóa tăng nhẹ trong tháng 3/2025 giữa bối cảnh triển vọng thương mại trở nên bất ổn do lo ngại về các mức thuế mới.
Là cảng container nhộn nhịp nhất nước Mỹ, Cảng Los Angeles đã xử lý tổng cộng 778.406 TEU (đơn vị tương đương 20 feet) trong tháng 3, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả tích cực này góp phần vào một quý đầu năm 2025 mạnh mẽ, với tổng sản lượng đạt 2.504.049 TEU, tăng 5,2% so với năm trước.
“Sản lượng hàng hóa của chúng tôi duy trì ổn định trong suốt quý I, và trong 20 tháng qua, chúng tôi đã ghi nhận mức tăng trưởng theo năm ở 18 tháng,” ông Gene Seroka – Giám đốc điều hành cảng – chia sẻ trong buổi họp báo. Ông cũng bày tỏ sự lạc quan về đầu quý II, kỳ vọng hoạt động nhập khẩu sẽ gia tăng khi các nhà bán lẻ chuẩn bị cho mùa thời trang xuân – hè và mùa tựu trường.
Cụ thể, trong tháng 3, sản lượng container nhập khẩu hàng hóa đạt 385.531 TEU, tăng 1,6% so với cùng kỳ; trong khi container hàng xuất khẩu chỉ đạt 122.975 TEU, giảm 15%.
Đáng chú ý, lượng container rỗng tăng vọt 23%, đạt 269.900 TEU – cho thấy sự mất cân đối trong dòng chảy hàng hóa quốc tế.
Mặc dù có sự khởi đầu tích cực, ông Seroka cảnh báo những thách thức trong thời gian tới. Ông dự báo sản lượng hàng hóa trong nửa cuối năm 2025 có thể giảm ít nhất 10% so với năm 2024, xuất phát từ hai nguyên nhân chính: nhiều nhà nhập khẩu đã chủ động tăng lượng hàng tồn kho từ sớm (frontloading), và tâm lý tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các mức thuế nhập khẩu và biện pháp trả đũa thương mại.
Ông Seroka phân tích: “Với việc tin tức về các mức thuế và phản ứng trả đũa chiếm lĩnh truyền thông, tôi cho rằng lượng hàng qua cảng trong nửa cuối năm sẽ giảm ít nhất 10% so với năm 2024. Lý do là nhiều nhà nhập khẩu đã tranh thủ đưa hàng về sớm, và khi giá cả bắt đầu tăng, người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc kỹ trước khi mua sắm.”
DNL SHIPPING chuyên cung cấp Cước vận chuyển quốc tế, Vận tải đường biển, Đường bộ Bắc - Nam, Đường hàng không, Làm thủ tục thông quan XNK, C/O,..
Mỹ tạm hoãn kế hoạch tăng thuế với hầu hết các quốc gia, trừ Trung Quốc
Ngày đăng: 11/04/2025 09:28 AM
Tổng thống Donald Trump bất ngờ tạm hoãn tăng thuế với phần lớn quốc gia trong 90 ngày, ngoại trừ Trung Quốc, nhằm giảm căng thẳng thương mại toàn cầu sau khi thị trường chao đảo và lo ngại suy thoái gia tăng.
Tổng thống Donald Trump đã quyết định tạm hoãn kế hoạch tăng thuế đối với phần lớn các quốc gia – ngoại trừ Trung Quốc – bằng cách công bố thời gian trì hoãn 90 ngày, rút lại bước leo thang trong cuộc chiến thương mại toàn cầu sau nhiều ngày thị trường tài chính hỗn loạn và những cảnh báo về suy thoái kinh tế.
Sau nhiều ngày kiên quyết theo đuổi chiến lược thương mại cứng rắn, Trump bất ngờ tuyên bố rằng tất cả các quốc gia chưa có hành động trả đũa đối với các mức thuế của Mỹ sẽ được hoãn áp dụng thuế bổ sung – chỉ chịu mức thuế chung 10% – cho đến tháng 7.
Khi được hỏi lý do ra lệnh tạm hoãn, Trump nói với các phóng viên: “Một số người hơi vượt giới hạn. Họ bắt đầu trở nên quá khích.”
Tuy nhiên, trong bối cảnh Bắc Kinh chuẩn bị áp mức thuế trả đũa lên tới 84% đối với hàng hóa Mỹ kể từ ngày mai, Trump khẳng định sẽ tăng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc lên 125% ngay lập tức.
Trump tuyên bố trên mạng xã hội Truth Social rằng “hơn 75 quốc gia” đã liên hệ với chính phủ liên bang Mỹ để “đàm phán một giải pháp” kể từ khi ông công bố kế hoạch áp mức thuế cao lên hàng xuất khẩu của họ.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng vọt sau thông báo này. Tại Phố Wall, chỉ số S&P 500 tăng 9,5% – mức tăng trong một ngày lớn nhất kể từ năm 2008 – trong khi chỉ số Dow Jones tăng 7,9%. Nasdaq Composite, tập trung vào cổ phiếu công nghệ, tăng 12,2% – tốt nhất kể từ năm 2001 – với các cổ phiếu như Apple và Nvidia dẫn đầu đà tăng.
Đà phục hồi nhanh chóng đã giúp xoa dịu những ngày giao dịch hỗn loạn trước đó. Trái phiếu chính phủ Mỹ – một trong những tài sản tài chính an toàn nhất thế giới – đã chứng kiến đợt bán tháo mạnh trước khi Trump “xuống thang”.
Dù vậy, Trump vẫn giữ lập trường cứng rắn với Trung Quốc. “Sớm hay muộn, Trung Quốc sẽ phải hiểu rằng việc lạm dụng Mỹ và các quốc gia khác không còn có thể tiếp diễn hay chấp nhận được nữa,” ông viết khi công bố đợt áp thuế mới với Bắc Kinh.
“BÌNH TĨNH,” ông kêu gọi trong một bài đăng trước đó. “Mọi thứ rồi sẽ ổn,” ông nói, trước khi quyết định lùi bước – mở ra ba tháng đàm phán căng thẳng với hàng chục quốc gia.
Trump cho biết ông đã cân nhắc quyết định này “trong vài ngày gần đây”. “Chúng tôi không muốn gây thiệt hại cho những quốc gia không đáng bị tổn thương,” ông nói. “Và họ đều muốn đàm phán.”
Ban đầu, các quan chức trong chính quyền nói rằng Mexico và Canada cũng sẽ phải chịu mức thuế 10%, làm dấy lên căng thẳng với hai đối tác thương mại và láng giềng lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, sau đó thông tin được làm rõ rằng hai nước này được miễn áp dụng thuế mới.
Trung Quốc đã cam kết sẽ trả đũa động thái của Trump, nâng thuế đối với hàng hóa Mỹ từ 34% lên 84% và gọi quyết định leo thang chiến tranh thương mại là “sai lầm chồng sai lầm”.
Trong khi đó, các quốc gia thành viên EU đã phê chuẩn mức thuế trả đũa 25% với tối đa 23 tỷ USD hàng hóa Mỹ – nhắm vào nông sản và sản phẩm từ các bang có xu hướng ủng hộ đảng Cộng hòa – từ tuần tới, nhằm đáp trả các mức thuế thép và nhôm mà Trump áp dụng hồi tháng trước.
Trump công bố quyết định tạm hoãn tăng thuế trên mức 10% đối với hàng chục quốc gia trong một phiên điều trần tại quốc hội có sự tham dự của đại diện thương mại Mỹ, ông Jamieson Greer.
“Có vẻ như sếp của ông vừa rút tấm thảm dưới chân ông,” Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Steven Horsford từ bang Nevada nói với Greer. “Đây đúng là sự thiếu chuyên nghiệp và cần chấm dứt.”
Trong nhiều ngày, việc Trump kiên quyết giữ mức thuế vĩnh viễn – và sự mơ hồ về khả năng điều chỉnh qua các thỏa thuận – đã làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực lên người tiêu dùng và doanh nghiệp toàn cầu.
Tại Anh, hai nguồn tin từ chính phủ bày tỏ tâm lý bi quan ngày càng tăng về khả năng đàm phán để giảm mức thuế đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ, trong khi Thủ tướng Keir Starmer liên tục nhấn mạnh rằng đây “không phải là giai đoạn nhất thời”.
Khi được phóng viên ITV hỏi liệu mức thuế 10% sẽ được duy trì và mức thuế 25% với ô tô có thể được đàm phán hay không, ông Starmer trả lời: “Tôi không biết. Chúng tôi đang đàm phán và hy vọng sẽ cải thiện được tình hình.”
Giám đốc điều hành JPMorgan, ông Jamie Dimon – một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất Phố Wall – cho biết trước khi Trump công bố thời gian hoãn rằng suy thoái kinh tế là “kết cục có khả năng xảy ra” do những biến động hiện tại.
DNL SHIPPING chuyên cung cấp Cước vận chuyển quốc tế, Vận tải đường biển, Đường bộ Bắc - Nam, Đường hàng không, Làm thủ tục thông quan XNK, C/O,..
Phản ứng của các quốc gia trên toàn cầu về thuế quan mới của Mỹ
Ngày đăng: 10/04/2025 10:24 AM
Các mức thuế quan mới của Donald Trump đang làm rung chuyển thương mại toàn cầu, gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nền kinh tế lớn. Từ các biện pháp đối phó của Trung Quốc đến sự nhẹ nhõm và thận trọng của Vương quốc Anh, và phản ứng toàn diện của Hàn Quốc v.v.
Thị trường toàn cầu và các doanh nghiệp rúng động vào thứ Năm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt thuế quan mạnh mẽ đối với cả những đối tác thương mại lớn và các quốc gia đang gặp khó khăn.
Chính sách mới của Trump đặt mức thuế tối thiểu 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời nâng mức thuế tối đa lên hơn 50% đối với một số quốc gia. Đây là sự thay đổi lớn nhất đối với các quy tắc thương mại toàn cầu kể từ Thế chiến thứ hai. Tổng thống Mỹ tuyên bố các mức thuế này nhằm vào những chính sách thương mại không công bằng kéo dài hàng thập kỷ qua, gây bất lợi cho Mỹ.
Thủ tục nhập khẩu Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (mới 100%)
Ngày đăng: 04/04/2025 12:14 PM
Bạn đang muốn nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang tìm đơn vị Logistics uy tín cung cấp dịch vụ nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe Việt Nam? Bạn đang muốn biết thuế nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu, Các quy định, quy trình nhập khẩu về Việt Nam như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây, DNL SHIPPING sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn dưới góc nhìn kinh nghiệm nhiều năm làm nghề cho bạn biết.
1. Thủ tục và thuế nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe 2025
Mã hs và thuế khi nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe năm 2025