Khai báo hải quan là gì? Những điều cần biết về khai báo hải quan ở Việt Nam?

Hotline hỗ trợ:
(+84) 28 2201 5789
Khai báo hải quan là gì? Những điều cần biết về khai báo hải quan ở Việt Nam?
Ngày đăng: 10/07/2025 05:26 PM

    Việt Nam những năm gần đây đã và đang ngày càng mở rộng giao lưu, phát triển với các nước trên thế giới, mang lại nhiều hiệu quả to lớn đối với nền kinh tế. 

    Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập mạnh mẽ đó, cũng đặt ra không ít thách thức cho Nhà nước trong việc kiểm soát và quản lý hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Một trong những thủ tục quan trọng để cơ quan chức năng thực hiện vai trò giám sát và quản lý hiệu quả chính là thủ tục khai báo hải quan – quy trình bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức khi thực hiện hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Đây không chỉ là bước cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật, mà còn là cơ sở để Nhà nước kiểm soát dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu một cách chặt chẽ, minh bạch và hiệu quả.

    Khai báo hải quan là gì?

    Khai báo hải quan là hoạt động bắt buộc của người khai hải quan phải thực hiện khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ra/vào lãnh thỗ Việt Nam. Khai hải quan được thực hiện khi hàng hóa, phương tiện dừng tại cửa khẩu, cảng biển, càng hàng không để đi vào hoặc đi ra lãnh thổ nước ta.

    Những ai cần khai báo hải quan?

    - Các tổ chức, cá nhân có hàng hóa cần xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua các nước khác.

    - Người sở hữu hoặc điều khiển phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa ra/vào biên giới Việt Nam phải thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh.

    - Người được chủ hàng hóa hoặc chủ phương tiện ủy quyền để thực hiện khai báo hải quan với cơ quan hải quan.

    - Đại lý làm thủ tục hải quan có trình độ chuyên môn sẽ được thuê để thực hiện các thủ tục khai báo hải quan cho chủ hàng.

    - Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng là đơn vị cần thực hiện các thủ tục khai hải quan liên quan đến dịch vụ của mình.

    Nên khai báo hải quan giấy hay khai báo hải quan điện tử ?

    Trước đây, trong Nghị định 08/2015/NĐ-CP, pháp luật quy định về các trường hợp được khai trên tờ khai hải quan giấy, nhưng hiện tại, Nghị định 59/2018/NĐ-CP đang có hiệu lực thì quy định về các trường hợp người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy. (Tùy doanh nghiệp muốn lựa chọn nhưng khuyến khích các doanh nghiệp khai hải quan bằng điện tử)

    Việc khai báo hải quan điện tử/online mang lại những lợi ích cho các Doanh nghiệp như:

    Các DN không cần tới trụ sở hải quan, có thể đến kê khai hải quan tại bất cứ địa điểm nào có máy tính được kết nối Internet và được thông quan ngay với lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy tờ và hàng hóa thực tế.

    Doanh nghiệp có thể khai báo hải quan bất kỳ lúc nào thay vì giờ hành chính như trước đây và được Cơ quan hải quan tiếp nhận.

    Doanh nghiệp được sử dụng tờ khai hải quan từ hệ thống của mỗi Doanh nghiệp, với chữ ký và đóng dấu của Doanh nghiệp thay cho tờ khai giấy và những chứng từ đi kèm để nhận hàng hóa và làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường, nếu lô hàng đó thuộc vào diện được miễn giảm kiểm tra giấy tờ và kiểm tra hàng hóa.

    Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan thông quan điện tử sẽ giúp cho Cơ quan hải quan cung cấp thông tin đầy đủ về quá trình xử lý hồ sơ hải quan điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu. Giảm bớt thời gian, chi phí để làm thủ tục hải quan do DN có thể chủ động trong suốt quá trình khai báo hải quan và sắp xếp thời gian đi nhận & xuất hàng.

    Doanh nghiệp thực hiện với thủ tục hải quan sẽ được ưu tiên thứ tự kiểm tra với những lô hàng cần phải kiểm tra chi tiết hoặc kiểm tra hàng hóa thực tế.

    Doanh nghiệp được lựa chọn với từng hình thức nộp lệ phí theo từng tháng của tờ khai thay vì chỉ có thể nộp tờ khai như thủ tục khai báo hải quan truyền thống.

    Doanh nghiệp có thể đăng ký thủ tục hải quan điện tử tại bất kỳ Chi cục hải quan điện tử nào và được chấp nhận làm thủ tục hải quan tại các chi cục khác do cần phải làm đăng ký tại từng Chi cục hải quan điện tử như trước kia.

    Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục hải quan thông quan điện tử được Cơ quan hải quan hỗ trợ về đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử và tư vấn trực tiếp miễn phí cho khách hàng.

    Thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan thông quan điện tử giúp thông tin giữa hệ thống hải quan và Doanh nghiệp luôn được quản lý đồng bộ trên máy tính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, tra cứu thông tin.

    Hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và nhập nguyên liệu sản xuất hàng hóa đơn giản hơn thay vì phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ khai báo thanh khoản & các chứng từ bằng giấy thì doanh nghiệp sẽ được sử dụng hồ sơ điện tử để thanh khoản.

    Mục đích của việc khai báo hải quan là gì?

    Việc khai báo hải quan có rất nhiều mục đích khác nhau nhưng sẽ có hai mục đích chủ yếu sau đối với Nhà nước:

    - Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa vào hoặc ra lãnh thổ Việt Nam không thuộc trong các danh mục hàng hóa cấm như ma túy, súng, …Xuất khẩu chính ngạch không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam.

    - Để Nhà nước có thể dễ dàng tính và thu thuế . Đây là mục đích quan trọng giúp Nhà nước thu đúng, đủ các loại thuế (VAT, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu)

    - Thúc đẩy thương mại Quốc tế: Hoạt động khai báo hải quan tạo ra môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch và công bằng, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển.

    NGOÀI RA việc khai báo còn có vai trò quan trọng như sau đối với người tiêu dùng:

    - Kiểm soát chất lượng và an toàn: Khai báo hải quan và kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu giúp kiểm soát chất lượng và an toàn của hàng hóa nhập khẩu, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn quy định, bảo vệ nhà chính hãng và quyền lợi của người tiêu dùng.

    - Bảo vệ người tiêu dùng: Hoạt động khai báo đảm bảo rằng hàng hóa được nhập khẩu đã tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng khỏi sản phẩm kém chất lượng.

    Chứng từ cần khai báo hải quan?

    Đối với những mặt hàng thông thường doanh nghiệp cần chuẩn bị một số chứng từ sau:

    - Hợp đồng thương mại (contract): 1 bản sao

    - Hóa đơn thương mại (invoice): 1 bản gốc

    - Phiếu đóng gói (packing list): 1 bản gốc

    - Vận đơn (AwB, B/L)

    - Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

    - Giấy tờ yêu cầu khách tùy từng mặt hàng

    Tùy theo tính năng, chất liệu, mục đích sử dụng,…của sản phẩm hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp một số chứng từ sau:

    - Giấy phép nhập khẩu

    - Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng

    - Catalogue chi tiết hàng hóa

    - Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (C/Q)

    - Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (đối với mặt hàng mỹ phẩm)

    Và một số chứng từ khác nếu cơ quan hải quan yêu cầu

    Quy trình khai báo hải quan?

    Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ để khai báo hải quan

    Bước 2: Truyền tờ khai và làm thủ tục hải quan

    Bước 3: Nộp thuế cho Nhà nước

    Bước 4: Thông quan hàng hóa

    Trên đây là bài viết về "Khai báo hải quan là gì? Những điều cần biết về khai báo hải quan ở Việt Nam?"DNL SHIPPING đã thực hiện và rút kinh nghiệm sau nhiều năm làm nghề muốn chia sẽ với Khách hàng, hy vọng bài viết này sẽ cho khách hàng một cái nhìn bao quát về việc khai báo hải quan.

    Nếu Khách hàng vẫn còn thắc mắc hoặc muốn vận chuyển hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu mà chưa tìm được Forwarder uy tín, chuyên nghiệp hãy liên hệ với DNL SHIPPINH để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

    -------------------------

    DNL SHIPPING CORP.

    Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc City, Ho Chi Minh City

    Telephone: 028 2201 5789

    Web: Dnlshipping.vn

    Email: info@dnlshipping.vn

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline