Xu hướng F&B nổi bật 2023
Xu hướng Healthy và ăn chay tiếp tục được cổ vũ nhưng khó tạo nên xu thế lớn
Sau đại dịch Covid, ngày càng nhiều thực khách quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Số lượng các nhà hàng/ café đi theo xu hướng “lành mạnh” ngày càng tăng, tiêu biểu như các thương hiệu ăn chay, salad, eat clean, organic,… ngày càng tăng mạnh, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tuy vậy xu hướng này không phải mới, vốn đã tồn tại trong khoảng 10 năm trở lại đây, chỉ có sau 2 năm đại dịch, phong trào này đang vươn lên mạnh mẽ. Với thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, các lựa chọn truyền thống như lẩu, nướng, fastfood, cơm, phở… vẫn sẽ là lựa chọn phổ biến, nhưng tỷ lệ số lần chọn cửa hàng tốt cho sức khỏe đang dần một cao hơn
2023 khả năng trở thành cuộc chiến dành thị phần giữa các chuỗi lớn khi các chủ đầu tư nhỏ lẻ thận trọng
Quý 4 năm 2022 và đặc biệt là 2 tháng cuối năm chứng kiến sự khác biệt của thị trường F&B tại Việt Nam so với những năm trước. Thời kỳ trước dịch và ngay năm 2021, Quý 4 luôn là quý bùng nổ về số lượng cửa hàng mở mới cũng như tần suất ăn uống của thực khách. Tuy nhiên năm nay mọi thứ đang trùng xuống theo tình hình kinh tế nói chung. Xu thế này được kỳ vọng sẽ tiếp diễn trong năm 2023. Trong bối cảnh đó, các chủ đầu tư đơn lẻ đang có xu hướng dè chừng và phòng thủ. Các kế hoạch mở mới đang tạm được hoãn lại để nghe ngóng thêm thị trường. Tuy nhiên với các thương hiệu lớn đặc biệt là thương hiệu chuỗi, bằng nguồn vốn tích lũy của mình, nhiều bên đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần khi các đối thủ suy yếu.
Đặt món trực tuyến trở nên phổ biến nhưng xu thế cân đối 8/2 giữa chạy ứng dụng giao đồ ăn và tự vận hành
Hiện nay việc bán đồ ăn online đã trở nên rất phổ biến trên thị trường F&B Việt Nam. Xu thế này được dự kiến sẽ tiếp tục lan tỏa sang các thành phố đô thị loại 1, loại 2 trong những năm tới, theo đà mở rộng của hệ thống hạ tầng app gọi món, giao vận, thanh toán. Vấn đề nhức nhối hiện nay giữa cửa hàng với các nền tảng đặt món online vẫn liên quan đến chi phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng, theo đó đang dao động từ 20 – 25%, một mức cao theo cơ cấu chi phí của ngành. Bên cạnh đó, việc các thương hiệu đều muốn xuất hiện trên app và lao vào những cuộc đua giảm giá để dành đơn hàng khiến lợi nhuận bị bào mòn và phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách của mỗi nền tảng. Vậy nên nhiều thương hiệu đang cân đối ở tỷ lệ tối ưu: 80% lượng đơn online đến từ các app, nhưng 20% còn lại đến từ hệ thống tự vận hành qua hotline, inbox, và tự giao vận qua AhaMove, GrabExpress…
Xu thế chuyển đổi số lan tỏa sâu rộng hơn
Công cuộc chuyển đổi số đang được chính phủ khuyến khích và hỗ trợ trên cả phạm vi vĩ mô và vi mô. Ngành F&B cũng không nằm ngoài xu thế đó. Thời kỳ phong tỏa do đại dịch đã cho các thương hiệu kinh doanh ẩm thực một bài học thấm thía về tối ưu nhân sự, tối ưu vận hành, tiếp cận khách hàng online… Trong năm 2022, số lượng các cửa hàng ăn uống tham gia số hóa vận hành đã tăng lên đáng kể.
Nguồn: Báo Cáo Thị Trường Kinh Doanh Ẩm Thực Tại Việt Nam Năm 2022 của iPOS.vn
DNL SHIPPING CORP.
Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM
Telephone: 028 2201 5789
Web: Dnlshipping.vn
Email: mkt1@dnlshipping.vn