Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc hiểu rõ các phương thức vận chuyển hàng hóa là vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình giao nhận diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Hai khái niệm thường gặp là “đi thẳng” và “chuyển tải”. Vậy, “đi thẳng” và “chuyển tải” là gì, và chúng có vai trò như thế nào trong hoạt động xuất nhập khẩu? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa phù hợp là yếu tố quan trọng để đảm bảo hàng hóa được giao nhận đúng thời gian và an toàn. Hai khái niệm phổ biến trong vận chuyển hàng hóa quốc tế là “đi thẳng” và “chuyển tải”. Vậy, chúng là gì và có vai trò như thế nào?
Lô hàng đi Thẳng (Direct Shipment)
Lô hàng đi thẳng hay Hàng trực tiếp (Direct) là lô hàng được Carrier vận chuyển từ cảng xuất phát đến cảng đích trên một phương tiện vận chuyển duy nhất.
Lô hàng đi thẳng là phương thức vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích mà không qua bất kỳ điểm trung chuyển nào. Điều này không có nghĩa phương tiện chở nó phải đi một mạch từ cảng xuất phát đến cảng đích. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà phương tiện đó có thể dừng ở nhiều chặng (thời tiết xấu, chặng di chuyển quá dài, tiếp nhiên liệu,…). Điều tiên quyết xác định một lô hàng đi thẳng là lô hàng được xếp lên tàu nào thì khi đến cảng đích, hàng sẽ được dỡ từ chính con tàu đó.
Ví dụ: Công ty X cóf một lô hàng hóa chất tại Cát Lái xuất cho công ty Y tại SINGAPORE. Công ty X chọn hãng tàu B để vận chuyển lô hàng. Do vị trí địa lý khá gần, lô hàng của Công ty X sẽ được xếp lên tàu C của hãng tàu B tại cảng Cát Lái và đi thẳng một mạch tới Singapore mà không phải chuyển hàng sang bất kỳ tàu nào khác.
Chuyển Tải (Transshipment)
Chuyển tải (Transshipment) là thay đổi phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Hình thức này cho phép tối ưu hóa quá trình vận chuyển bằng cách sử dụng tàu lớn (Tàu mẹ – Mothership) và tàu nhỏ (Tàu Feeder Ship) kết hợp.
Lô hàng chuyển tải hay hàng Via có đặc điểm: Lô hàng sẽ được vận chuyển bằng nhiều hơn một phương tiện. Nguyên nhân do phương tiện vận chuyển không thuận tiện cho việc chuyển thẳng hàng đến điểm đích (cảng đích quá bé, cảng khởi hành quá bé,…) hoặc lượng hàng thực tế không đủ để đi thẳng tới cảng đích.
Đánh giá Ưu - Nhược điểm của chuyển tải và đi thẳng
Đi thẳng
Uư điểm của Đi thẳng
Thời gian vận chuyển ngắn hơn: Vì không phải dừng lại ở các cảng trung gian, thời gian vận chuyển sẽ được rút ngắn.
Giảm rủi ro hư hỏng và mất mát: Hàng hóa không phải chuyển qua nhiều lần, giảm nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát.
Tiết kiệm chi phí: Mặc dù chi phí vận chuyển có thể cao hơn, nhưng tổng chi phí có thể giảm do không phát sinh thêm chi phí tại các cảng trung gian.
Nhược điểm của đi thẳng:
Chi phí vận chuyển cao hơn: Do không có sự kết hợp hàng hóa với các lô hàng khác, chi phí vận chuyển có thể cao hơn.
Hạn chế về tuyến đường: Không phải tất cả các tuyến đường đều có dịch vụ đi thẳng, đặc biệt là các tuyến đường ít phổ biến.
Chuyển tải
Ưu điểm của chuyển tải
Chi phí vận chuyển thấp hơn:
Do có thể kết hợp nhiều lô hàng khác nhau, chi phí vận chuyển có thể giảm.
Linh hoạt về tuyến đường: Có thể sử dụng nhiều tuyến đường khác nhau, phù hợp với các tuyến đường ít phổ biến.
Nhược điểm của chuyển tải:
Thời gian vận chuyển dài hơn: Do phải dừng lại và chuyển hàng tại các cảng trung gian, thời gian vận chuyển sẽ kéo dài.
Tăng rủi ro hư hỏng và mất mát: Hàng hóa phải chuyển qua nhiều lần, tăng nguy cơ hư hỏng hoặc mất mát.
Phát sinh chi phí tại các cảng trung gian: Các chi phí như phí lưu kho, phí bốc xếp có thể phát sinh tại các cảng trung gian.
"Trên đây là một số nội dung thông tin Đi thẳng - chuyển tải trong vận chuyển hàng hóa, Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn thêm về xuất nhập khầu hoặc để làm thủ tục nhanh chóng về hàng hóa xuất nhập thì hãy liên hệ Forwarder uy tín điển hình là DNL Shipping cord nhé!!"
DNL SHIPPING CORP.
Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM
Telephone: 028 2201 5789
Web: Dnlshipping.vn
Email: info@dnlshipping.vn