Trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển không ngừng, Logistics ra đời như một giải pháp hữu hiệu giúp đáp ứng nhu cầu trong việc quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Vậy bạn biết chức năng nhiệm vụ của công ty Logistics là gì chưa? Cùng theo dõi bài viết sau của DNL SHIPPING để tìm hiểu về dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa sau đây nhé!
Logistics là làm gì?
Logistics hiểu đơn giản về khái niệm chính là một dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Vai trò chính trong Logistics là lên kế hoạch, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay mọi thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến khi tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra.
Bên cạnh nghiệp vụ giao - nhận, ngành logistics còn gồm những hoạt động khác như bao bì, đóng gói, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hỏng,…Nếu làm tốt ở khâu Logistics này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí về vận chuyển, từ đó giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và lợi nhuận cho công ty.
Vai trò của công ty logistics
Gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
Các thống kê và nghiên cứu về logistics cho thấy, chi phí logistics thực sự rất lớn. Vì vậy có một bộ phận logistics chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả chi phí logistics, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu chi phí sản xuất. Từ đó góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Giảm chi phí phân phối hàng hóa
Trong buôn bán, đặc biệt buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn. Trong khi đó vận tải là yếu tố quan trọng trong logistics. Do đó có bộ phận logistics chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn chi phí vận tải. Từ đó làm giảm chi phí sản xuất, dẫn đến giá bán ra cũng giảm theo.
Gia tăng giá trị kinh doanh
Với một bộ phận logistics “mạnh mẽ”, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian giao nhận hàng hóa. Nhờ vậy mà đạt được tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3-4 lần.
Mở rộng thị trường quốc tế
Thị trường luôn là vấn đề được các nhà sản xuất kinh doanh đặc biệt quan tâm. Để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, họ cần hiểu rõ logistics là gì và làm logistics giỏi. Bởi vì logistics chính là chiếc cầu nối doanh nghiệp với các thị trường mới. Do đó bộ phận logistics có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ của Logistics trong
Chức năng, nhiệm vụ của công ty logistics là gì? Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả Kinh tế Xã hội của Quốc gia. Nhìn chung, logistics đóng vai trò là cầu nối và dộng lực thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu (Duncan và các cộng sự, 2026 ) Cụ thể:
Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm;
Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
Logisitics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường;
Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối;
Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng;
Là một bộ phận trong GDP, logistics ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi xuất, năng suất, chi phí, chất lượng và hiệu quả, cũng như các khía cạnh khác của nền kinh tế;
Mở rộng thị trường buôn bán quốc tế, giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán, vận tải quốc tế
Các hoạt động chính của ngành Logistics
Logistics là một lĩnh vực rộng lớn, với nhiều hoạt động khác nhau,bao gồm nhiều hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo hàng hóa được vận chuyển và lưu trữ một cách hiệu quả. Dưới đây là các hoạt động chính trong ngành logistics
- Vận tải (Transportation): Đây là hoạt động cốt lõi của Logistics, liên quan đến việc di chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác bằng các phương tiện vận tải khác nhau bằng các phương tiện như xe tải, tàu hỏa, máy bay, và tàu thủy. Điều này bao gồm việc lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp và lập kế hoạch vận chuyển để đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời gian
- Kho bãi (Warehousing): Bao gồm các hoạt động lưu trữ, bảo quản và quản lý hàng hóa trong kho, đảm bảo hàng hóa luôn trong tình trạng tốt và sẵn sàng để vận chuyển hoặc phân phối khi cần.
- Đóng gói (Packaging): Đảm bảo hàng hóa được đóng gói đúng cách để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Điều này bao gồm việc lựa chọn vật liệu đóng gói phù hợp và thực hiện các biện pháp bảo quản cần thiết
- Xếp dỡ (Handling): Xử lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối, bao gồm xếp hàng lên xe, tàu, máy bay, sắp xếp hàng hóa trong kho, v.v.
- Giao nhận (Delivery): Đảm bảo hàng hóa được giao đến đúng địa điểm và đúng thời gian cho khách hàng.
- Theo dõi và giám sát (Tracking and monitoring): Sử dụng công nghệ để theo dõi và cập nhật thông tin về tình trạng hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, giúp các bên liên quan nắm bắt thông tin và chủ động xử lý các vấn đề phát sinh.
- Quản lý thông tin (Information management): Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu liên quan đến hoạt động logistics để đưa ra quyết định và cải tiến quy trình.
- Quản lý rủi ro (Risk management): Xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, như rủi ro về thiên tai, tai nạn, trộm cắp, v.v.
- Dịch vụ khách hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho khách hàng liên quan đến quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
- Thủ tục hải quan: Chuẩn bị và xử lý các thủ tục hải quan cần thiết cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Xu hướng và thách thức trong ngành Logistics
Xu hướng
Công nghệ 4.0: Sự phát triển của các công nghệ như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Blockchain đang tạo ra những thay đổi lớn trong ngành logistics, giúp tối ưu hóa quy trình, tăng tính tự động hóa, minh bạch và hiệu quả.
Vận tải xanh: Xu hướng sử dụng các phương tiện và công nghệ thân thiện với môi trường để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, hướng tới một ngành logistics bền vững.
Thương mại điện tử: Sự bùng nổ của thương mại điện tử đòi hỏi ngành logistics phải thích ứng và nâng cao năng lực xử lý đơn hàng, giao hàng nhanh chóng và chính xác đến tận tay khách hàng.
Cá nhân hóa dịch vụ: Khách hàng ngày càng đòi hỏi các dịch vụ logistics linh hoạt và cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng.
Thách thức
Quản lý chuỗi cung ứng phức tạp: Chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp với nhiều bên tham gia và nhiều yếu tố ảnh hưởng, đòi hỏi khả năng quản lý và phối hợp tốt giữa các bên.
Tối ưu hóa chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần tìm kiếm các giải pháp để tối ưu hóa chi phí vận chuyển như lựa chọn phương thức vận tải phù hợp, đàm phán giá cước, sử dụng công nghệ, v.v.
Đảm bảo an toàn và bảo mật hàng hóa: Hàng hóa có thể bị hư hỏng, mất mát hoặc trộm cắp trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Doanh nghiệp cần có các biện pháp bảo vệ hàng hóa như đóng gói cẩn thận, sử dụng bảo hiểm, áp dụng công nghệ theo dõi, v.v.
Ứng phó với các sự cố và rủi ro: Các sự cố như thiên tai, dịch bệnh, đình công, biến động chính trị, v.v. có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần có kế hoạch dự phòng và khả năng ứng phó linh hoạt để giảm thiểu tác động của các sự cố.
Tuân thủ các quy định pháp luật: Hoạt động logistics liên quan đến nhiều quy định pháp luật về vận tải, hải quan, thuế, v.v. Doanh nghiệp cần nắm vững và tuân thủ các quy định này để tránh các rủi ro pháp lý và đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp.
DNL SHIPPING CORP.
Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM
Telephone: 028 2201 5789
Web: Dnlshipping.vn
Email: info@dnlshipping.vn