C/O là gì? Những lưu ý cần biết ở C/O?

Hotline hỗ trợ:
(+84) 28 2201 5789
C/O là gì? Những lưu ý cần biết ở C/O?
Ngày đăng: 14/06/2024 02:36 PM

    Để có thể xuất hoặc nhập khẩu 1 lô hàng hóa đi quốc tế thì CO là một trong những giấy tờ không thể thiếu. Vậy CO là gì? Những lưu ý gì doanh nghiệp cần biết ở C/O, hãy cũng DNL theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin nhé!

     

    Alt Photo

    C/O là gì?

    Certificate of Origin (C/O) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp để xác nhận hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ. C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. C/O cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào

    Những ai có thể cấp phát CO?

    Hiện nay ở Việt Nam, có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O đó là:

    Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu do Bộ này chỉ định: cấp phát các C/O FORM A, D, các C/O nào do sự thả thuận của các chính phủ mà thành.

    Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: VIETNAM CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY cấp các FORM còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát C/O

     

    Xem thêm: Một số mẫu C/O phổ biến

    Tác dụng của CO?

    Ưu đãi thuế quan:

    Xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

    Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá:

    Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

    Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch:

    Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.

    Những lưu ý về C/O là gì?

    Khi làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm cần biết ở C/O như sau:

    Trình tự các bước xin cấp CO?

    Các bước thực hiện trước khi đề nghị cấp C/O

    – Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2

    – Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định)

    – Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó có FTA với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4

    – Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) hay không theo quy định phù hợp. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.

    – Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất

    – Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.

    Hồ sơ xin cấp CO?

    Hồ sơ xin cấp CO bao gồm:

    Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

    Nếu đây là lần đầu tiên nộp đơn đề nghị cấp CO, người đề nghị cấp CO phải cung cấp cho đơn vị cho cấp CO những giấy tờ chứng nhận sau:

    Giấy phép kinh doanh

    Mẫu chứng nhận xuất xứ đăng ký mã số thuế

    Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CO, con dấu thương nhân 

    Danh mục các cơ sở sản xuất

    Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

    Sau khi tiếp nhận hồ sơ, các bộ đơn vị cấp CO sẽ kiểm tra giấy tờ. Đồng thời thông báo về các trường hợp sau:

    Chấp nhận cấp CO và thời gian thương nhân được cấp

    Đề nghị bổ sung chứng từ nếu thiếu

    Đề nghị kiểm tra chứng từ nếu sai sót

    Từ chốt cấp CO trong các trường hợp vi phạm pháp luật

    Thời hạn cấp CO bao nhiêu ngày?

    Thời hạn cấp C/O không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

    Trong trường hợp cần thiết, tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu cảm thấy bộ hồ sơ nộp lên chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu ký. Trong trường hợp người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp nộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

     Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của Người xuất khẩu.

    "Trên đây là nội dung về C/O cũng như những lưu ý doanh nghiệp cần biết. Nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn hoặc muốn sử dụng dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng thì liên hệ ngay với Forwarder uy tín điển hình là DNL Shipping Cord nhé!!"

     

     

    DNL SHIPPING CORP.

    Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM

    Telephone: 028 2201 5789

    Web: Dnlshipping.vn

    Email: mkt1@dnlshipping.vn

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline