Hợp Đồng Mua Bán 3 Bên: Cách Thức và Lợi Ích

Hotline hỗ trợ:
(+84) 28 2201 5789
Hợp Đồng Mua Bán 3 Bên: Cách Thức và Lợi Ích
Ngày đăng: 30/08/2024 03:34 PM

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Một trong những khía cạnh quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu là việc quản lý hợp đồng mua bán và vận đơn. Đặc biệt, hợp đồng mua bán 3 bên và quy trình thay đổi vận đơn (Switch Bill of Lading) đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của giao dịch. Cùng theo dõi bài viết sau của DNL để có cái nhìn tổng quan về hai khái niệm quan trọng này, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và lợi ích mà chúng mang lại nhé!

    Hợp đồng mua bán 3 bên và quy trình thay đổi vận đơn (Switch Bill of Lading) là những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Dưới đây là một tóm tắt về cả hai:

    Hợp đồng mua bán 3 bên

    Hợp đồng mua bán 3 bên liên quan đến ba bên tham gia từ ba quốc gia khác nhau. Trong đó, một bên đóng vai trò vừa là người mua vừa là người bán. Ví dụ, công ty A ở Việt Nam bán hàng cho công ty B ở Mỹ, nhưng hàng hóa được giao thẳng đến công ty C ở Ấn Độ.

    Ví dụ:

    Công ty B ở Mỹ ký hợp đồng nhập khẩu gạo với công ty A ở Việt Nam nhưng yêu cầu giao hàng thẳng cho công ty C ở Ấn Độ để tiêu thụ.

    Như vậy đây là hợp đồng 3 bên; Việt Nam là người xuất khẩu đồng thời là người giao hàng, Mỹ là người nhập khẩu nhưng không là người nhận hàng, người nhận hàng là Ấn Độ

    Quy trình thay đổi vận đơn (Switch Bill of Lading)

    Khi nào cần phải có Switch Bill of Lading?

    Switch Bill of Lading là việc thay đổi một số thông tin trên vận đơn gốc theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. Quy trình này thường được thực hiện để che giấu thông tin về nhà sản xuất thực sự hoặc xuất xứ hàng hóa. Quy trình cụ thể bao gồm:

    Vận đơn 1 (vận đơn gốc): Được phát hành bởi người bán ban đầu.

    Vận đơn 2 (Switch B/L): Được phát hành lại với các thông tin đã được thay đổi, như tên người gửi hàng, người nhận hàng, tên hàng hóa, số lượng, cảng xếp, cảng dỡ.

    Lý do cần Switch Bill of Lading

    Che giấu thông tin nhà sản xuất: Để người mua cuối cùng không biết được nhà sản xuất thực sự và tránh việc họ liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất

    Thay đổi thông tin xuất xứ: Để phù hợp với yêu cầu của các bên liên quan hoặc quy định của quốc gia nhập khẩu

    Incoterms và phương thức thanh toán khi làm Switch bill of lading?

    Muốn làm Switch bill quan trọng nhất là chọn đúng điều kiện Incoterms và phương thức thanh toán để khi bạn là công ty trung gian có thể chủ động trong vấn đề thực hiện Switch bill. 

    Công ty trung gian phải luôn luôn giành quyền book tàu. Để làm được việc này thì hợp đồng được ký giữa A với B phải sử dụng nhóm F (phố biến là FOB) và giữa A với C phải sử dụng nhóm C (phổ biến là CIF).

    Luôn luôn book tàu qua Forwarder (không book trực tiếp với hãng tàu) để đề nghị Forwarder làm Switch bill dễ dàng hơn.

    Nên lựa chọn phương thức thanh toán càng đơn giản càng tốt. Cả hai hợp đồng giữa A với B và giữa A với C đều thanh toán bằng T/T hoặc hợp đồng giữa A với B thanh toán bằng L/C và hợp đồng giữa A với C thanh toán bằng T/T.

    Vận đơn 1 (vận đơn ảo)

    Sau khi ký hợp đồng mua bán với cả B và C, người trung gian A yêu cầu người bán B ở Ấn Độ giao hàng và chỉ định Forwarder phát hành B/L cho B với thông tin như sau:

    Shipper: Người bán A

    Consignee: Ngân hàng phát hành L/C cho B ( L/C cần ghi chú chấp nhận House bill)

    Cảng bốc dỡ: Ấn Độ Cảng dỡ hàng: 

    Vì người trung gian book tàu qua công ty Forwarder lấy House bill do đó mặc dù có bill, có tên tàu nhưng thực tế hàng không được vận tải về Việt Nam. Bill gần như là Bill ảo để người bán A nghĩ rằng hàng được chuyển về Việt Nam.

    Vận đơn 2 (được Switch từ vận đơn 1)

    Sau khi vận đơn 1 được phát hành và A đã giao hàng cho B tại cảng Ấn Độ. Người trung gian B tiến hành thanh toán cho người bán A và lấy đầy đủ bộ chứng từ giao hàng. 

    Lúc này lô hàng thuộc quyền sở hữu của B, người trung gian B yêu cầu Forwarder tiến hành Switch bill, tức là huỷ Bill 1 (bill ảo) đi và phát hành bill mới (bill thật) với thông tin như sau: 

    Shipper: Người trung gian B

    Consignee: Người mua C

    Cảng bốc dỡ: Ấn Độ

    Cảng dỡ hàng: Mỹ chuyên ngành xuất nhập khẩu

    Mô tả hàng không thay đổi (có thể thay đổi nếu cần)

    Khi đã có Switch bill theo yêu cầu, người trung gian tập hợp bộ chứng từ giao hàng mới (với các thông tin phù hợp với hợp đồng giữa B và C) gửi cho C để người mua C có thể nhận hàng tại cảng đến ở Mỹ).

    "Trên đây là một số nội dung thông tin, Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn thêm về xuất nhập khầu hoặc để làm thủ tục nhanh chóng về hàng hóa xuất nhập thì hãy liên hệ Forwarder uy tín điển hình là DNL Shipping cord nhé!!"

     

    DNL SHIPPING CORP.

    Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM

    Telephone: 028 2201 5789

    Web: Dnlshipping.vn

    Email: info@dnlshipping.vn

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline