Trong lĩnh vực vận tải và logistics, việc hiểu rõ về các loại container là vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Hai loại container phổ biến nhất hiện nay là container SOC (Shipper Owned Container) và container COC (Carrier Owned Container). Mặc dù cả hai đều được sử dụng để chứa và vận chuyển hàng hóa, nhưng chúng có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Bài viết sau của DNL Shipping Corp sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa container SOC và container COC, từ đó lựa chọn loại container phù hợp nhất cho nhu cầu vận chuyển của mình.
Container SOC là gì?
Container SOC (Shipper Owned Container) là loại container thuộc sở hữu của người gửi hàng (shipper). Điều này có nghĩa là người gửi hàng tự mua và sở hữu container, thay vì thuê từ hãng tàu. Việc sử dụng container SOC mang lại một số lợi ích như:
Kiểm soát chất lượng: Người gửi hàng có thể đảm bảo container luôn ở trong tình trạng tốt nhất để bảo vệ hàng hó a.
Linh hoạt trong sử dụng: Container SOC có thể được sử dụng cho nhiều chuyến hàng khác nhau mà không cần trả lại cho hãng tàu sau mỗi lần sử dụng.
Tránh phí DEM/DET: Không phải trả các khoản phí lưu container (demurrage) hoặc phí giữ container (detention) cho hãng tàu.
Tự do sử dụng: Container SOC có thể được sử dụng mà không bị ràng buộc bởi các quy định hay hạn chế của hãng tàu, do đó người gửi hàng có sự tự do trong việc quản lý và sử dụng container.
Quản lý hàng hóa: Việc sở hữu SOC container giúp người gửi hàng có quyền kiểm soát và quản lý hàng hóa của mình trong quá trình vận chuyển.
Giảm rủi ro: Sử dụng SOC container giúp giảm rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, vì container thuộc sở hữu của người gửi hàng và không phải trả lại cho hãng tàu.
Tăng tính linh hoạt trong quản lý kho vận: Container SOC có thể được sử dụng làm kho lưu trữ hàng hóa tại điểm đến, giúp tăng sự linh hoạt và tiết kiệm chi phí lưu trữ.
->Tuy nhiên, việc sử dụng container SOC cũng đòi hỏi người gửi hàng phải đầu tư ban đầu để mua container và chịu trách nhiệm bảo trì, quản lý chúng.
Trong thực tế, container có thể thuộc sở hữu của nhiều đối tác như:
- Hãng tàu
- Công ty chuyên bán container
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải (Carrier)
- Bên gửi hàng (Shipper)
Gần đây, việc sử dụng SOC tại Việt Nam trở nên phổ biến hơn, đặc biệt khi điểm đến cần vận chuyển hàng hóa rất xa so với cảng biển, và việc di chuyển container từ cảng đến điểm đích mất nhiều ngày.
Nguyên nhân dẫn đến phát sinh phí SOC
Đầu tiên phải nhắc đến Phí SOC là khoản phí mà người chủ hàng phải trả cho chủ container khi sử dụng container mà họ sở hữu hoặc kiểm soát. Đây có thể là một khoản phí thương lượng hoặc có thể được miễn.
Trong mặt kinh tế, khi một công ty quyết định tự mua container mới, chi phí này có thể khá đắt đỏ. Ví dụ:
Container 20 feet có giá dao động từ $1300 – $2000, tùy vào loại container.
Container 40 feet dao động từ $1800 – $3000.
Nếu người gửi hàng không muốn chịu phí thuê container từ hãng tàu (DEM/DET), mà quyết định mua container, để tránh việc này.
Container COC là gì?
COC container (Carrier Container Owned) là loại container thuộc sở hữu và chịu sự kiểm soát của hãng tàu. Là loại container phổ biến nhất trong vận chuyển đường biển tiêu chuẩn.
Họ có trách nhiệm quản lý, bảo trì và cung cấp container cho việc vận chuyển hàng hóa.COC không yêu cầu khách hàng (người gửi hàng) phải tự sở hữu container.
Lý do nên chọn container COC
Không cần đầu tư ban đầu: Người gửi hàng không cần phải mua container, chỉ cần thuê từ hãng tàu.
Dễ dàng trong quản lý: Hãng tàu chịu trách nhiệm bảo trì và quản lý container, giúp người gửi hàng giảm bớt gánh nặng quản lý.
Phổ biến và sẵn có: Container COC phổ biến hơn và dễ dàng tìm thấy trong vận chuyển đường biển tiêu chuẩn.
Nhược điểm của Container COC
Phí thuê container: Người gửi hàng phải trả phí thuê container cho hãng tàu.
Phí lưu container: Nếu không trả container đúng hạn, người gửi hàng phải trả phí lưu container (demurrage) và phí giữ container (detention).
Phân biệt cont SOC và cont COC
COC (Carrier Owned Container) và SOC (Shipper Owned Container) là hai thuật ngữ liên quan đến quyền sở hữu và quản lý container trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.
COC (Carrier Owned Container): Được sở hữu bởi hãng tàu (carrier). Khi sử dụng COC, người nhận hàng sau khi nhận và khai báo hàng hóa, phải trả lại container cho hãng tàu. Container COC thường có logo hoặc mã hiệu của container COC bắt đầu bằng 4 chữ cái, tương đương với mã SCAC của hãng tàu.
SOC (Shipper Owned Container): Là container thuộc sở hữu của người gửi hàng (Shipper). Sau khi container được trả về kho, người nhận hàng có thể sử dụng container này mà không cần trả lại cho hãng tàu. Container SOC không có logo của hãng tàu ở phía mặt sau, hoặc mã hiệu của container SOC thường bắt đầu bằng chữ "NONE".
Sự khác biệt chính giữa COC và SOC nằm ở quyền sở hữu và trách nhiệm trả container sau khi sử dụng.
Trong trường hợp COC, người nhận hàng phải trả lại container cho hãng tàu, trong khi đó, trong trường hợp SOC, người nhận hàng có quyền sử dụng container mà không cần trả lại cho hãng tàu.
"Trên đây là nội dung thông tin về Container SOC và Container COC, Nếu bạn còn thắc mắc muốn tư vấn thêm về Container SOC và Container COC xuất nhập khầu hoặc để làm thủ tục nhanh chóng về hàng hóa xuất nhập thì hãy liên hệ Forwarder uy tín điển hình là DNL Shipping cord nhé!!"
DNL SHIPPING CORP.
Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM
Telephone: 028 2201 5789
Web: Dnlshipping.vn
Email: info@dnlshipping.vn