Thủ tục nhập khẩu đồ nội thất về Việt Nam

Hotline hỗ trợ:
(+84) 28 2201 5789
Thủ tục nhập khẩu đồ nội thất về Việt Nam
Ngày đăng: 27/05/2025 08:46 AM

    Đồ nội thất là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao tại thị trường Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, bất động sản, khách sạn, văn phòng, và nhà ở. Các sản phẩm nội thất nhập khẩu được đánh giá cao nhờ thiết kế hiện đại, chất lượng vượt trội và giá cả cạnh tranh từ các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Italia, Đức,... Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đang tìm hiểu quy trình nhập khẩu đồ nội thất để phục vụ kinh doanh.

    DNL SHIPPING sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin về chính sách, mã HS, thuế suất, quy trình và bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu đồ nội thất, giúp bạn dễ dàng triển khai kế hoạch nhập khẩu hiệu quả.

    Đồ nội thất có được phép nhập khẩu không?

    Theo quy định hiện hành, đồ nội thất không thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu là đồ đã qua sử dụng, đặc biệt là nội thất bọc da hoặc có khung gỗ tự nhiên, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ xem mặt hàng có nằm trong danh mục cấm hoặc kiểm dịch hay không.

    Căn cứ pháp lý về nhập khẩu đồ nội thất

    Để được phép thông quan, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật về hải quan, ghi nhãn, thuế và kiểm dịch (nếu có khung gỗ tự nhiên).

    Các văn bản pháp luật liên quan:

    - Luật Hải quan số 54/2014/QH13

    - Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP)

    - Thông tư 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC

    - Thông tư 42/2015/TT-BCT (xuất xứ hàng hóa – FTA)

    - Nghị định 43/2017/NĐ-CP & 111/2021/NĐ-CP (ghi nhãn hàng hóa)

    - Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT (kiểm dịch thực vật – đồ gỗ tự nhiên)

    - Nghị định 128/2020/NĐ-CP (xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan)

    Dán nhãn hàng hóa nhập khẩu

    Trước khi đưa sản phẩm nội thất ra thị trường Việt Nam, phải dán nhãn phụ bằng tiếng Việt theo đúng quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

    Nội dung bắt buộc trên nhãn

    - Tên hàng hóa

    - Xuất xứ

    - Thông tin nhà sản xuất và nhà nhập khẩu

    - Thành phần cấu tạo (nếu có)

    - Kích thước, trọng lượng

    - Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn (nếu có)

     Nguyên tắc dán nhãn

    - Nhãn chính/phụ phải được gắn trực tiếp lên sản phẩm hoặc bao bì

    - Không được che mất nội dung nhãn gốc

    - Nhãn phụ phải được dán trước khi lưu thông trên thị trường

    Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

    Việc không dán nhãn hàng hóa nhập khẩu đúng quy định là một lỗi vi phạm hành chính phổ biển trong ngành logistics, xuất nhập khẩu và có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Dưới đây là những rủi ro chính.

    Theo Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt hoặc nhãn sai quy định sẽ bị xử phạt như sau:

    Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP

    - Không có nhãn hàng hóa theo quy định, mức phạt tiền 500.000 - 30.000.000 đồng tùy giá trị lô hàng

    - Không dán nhãn phụ tiếng Việt khi lưu thông, mức phạt tiền 1.000.000 - 20.000.000 đồng

    - Nhãn phụ che mắt nội dụng bắt buộc trên nhãn gốc, mức phạt tiền 1.000.000 - 3.000.000 đồng

    - Không được thưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

    Xác định mã HS và thuế nhập khẩu

    Tùy vào chất liệu, cấu tạo và công dụng, đồ nội thất sẽ có các mã HS khác nhau. Một số mã phổ biến:

    Danh mục Mã hs Thuế ưu đãi (%) Thuế GTGT (%)
    Loại sản phẩm Ghế có khung bằng gỗ 94016100 25%  
    Ghế có khung bằng kim loại 94017100 20% 10%
    Bàn, tủ gỗ 94036090 25% 10%
    Đồ nội thất văn phòng bằng kim loại 94031000 20% 10%

    Công thức tính thuế GTGT nhập khẩu:

    Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) × Thuế suất GTGT

    Lưu ý: Việc áp sai mã HS có thể dẫn đến:

    - Bị phạt từ 2.000.000 đồng trở lên

    - Phải nộp truy thu thuế và tiền phạt gấp 3 lần số thuế chênh lệch

    Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đồ nội thất

    Bộ hồ sơ nhập khẩu cơ bản được quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC (Sửa đổi 39/2018/TT-BTC) bao gồm:

    - Tờ khai hải quan

    - Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

    - Vận đơn (Bill of Lading)

    - Hợp đồng thương mại

    - Phiếu đóng gói (Packing List)

    - Chứng nhận xuất xứ (C/O – nếu có)

    - Catalog sản phẩm (nếu cần)

    Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu đồ nội thất

    Không nhập khẩu đồ nội thất đã qua sử dụng, đặc biệt là sofa da hoặc gỗ cũ.

    Xác định đúng mã HS để áp đúng thuế và không bị xử phạt.

    Dán nhãn phụ đúng quy định trước khi đưa ra thị trường.

    Nộp đầy đủ thuế nhập khẩu và thuế GTGT khi thông quan.

    Làm việc với đơn vị logistics hoặc đại lý hải quan uy tín để tránh sai sót và rủi ro trong quá trình thông quan.

    DNL SHIPPING – Đối tác tin cậy trong thủ tục nhập khẩu nội thất

    Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực logistics, vận tải và thủ tục hải quan, DNL SHIPPING cam kết mang đến dịch vụ khai báo hải quan trọn gói – nhanh chóng – chính xác – tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

    Tư vấn mã HS & chính sách nhập khẩu

    Khai báo hải quan, xử lý C/O

    Vận chuyển nội địa & quốc tế

    Cung cấp cước vận tải biển, đường bộ, đường hàng không

     

    -------------------------

    DNL SHIPPING CORP.

    Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM

    Telephone: 028 2201 5789

    Web: Dnlshipping.vn

    Email: info@dnlshipping.vn

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline