Vận tải đa phương thức là gì?
Vận tải đa phương thức tiếng anh là Multimodal transport, là vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau, hay còn gọi là Vận tải liên hợp (Combined transport)
Vận tải đa phương thức là quá trình vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, chẳng hạn như đường bộ, đường sắt, đường biển, hoặc đường hàng không. Điều này giúp đảm bảo sự liên tục của quá trình vận chuyển từ điểm xuất phát đến điểm đích cuối cùng mà không bị gián đoạn
Quá trình thực hiện vận tải đa phương thức phải hoàn toán dựa trên cơ sở hợp đồng, chứng từ vận tải cho toàn chặng vận chuyển và chỉ do một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở đó.
Vận tải Đa phương thức nội địa là loại hình vận tải được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
Chứng từ vận tải đa phương thức là gì? Khi người kinh doanh VTĐPT nội địa tiếp nhận hàng hóa phải phát hành một chứng từ gồm các nội dung về đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa, ký hiệu, mã hiệu, tình trạng bên ngoài hàng hóa, bên gửi hàng, bên nhận hàng,…gọi là Chứng từ vận tải đa phương thức.
Theo Điều 12 Nghị định 87/2009/NĐ-CP các dạng chứng từ VTĐPT quy định:
- Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng có thể chuyển nhượng được:
- Chứng từ dạng xuất trình;
- Chứng từ theo lệnh;
- Chứng từ theo lệnh của người có tên tại chứng từ gốc;
- Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được được phát hành đích danh người nhận hàng.
* Lưu ý: Các dạng chứng từ VTĐPT trong VTĐPT nội địa do các bên thỏa thuận.
Quy định về vận tải đa phương thức tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vận tải da phương thức (VTĐPT) được quy định rõ ràng trong Nghị định số 87/2009/NĐ -CP ngày 19/10/2009. Theo đó, (VTĐPT) là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. Một số quy định chính bao gồm:
- Chứng từ vận tải đa phương thức: Là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, xác nhận đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng theo hợp đồng
- Điều kiện kinh doanh: Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về năng lực tài chính, kinh nghiệm và các yêu cầu pháp lý khác để được cấp phép kinh doanh VTĐPT
- Trách nhiệm của người kinh doanh VTĐPT: Bao gồm việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tuân thủ các quy định về bảo hiểm và bồi thường thiệt hại nếu có.
Quy định về vân tải đa phương thức tại Việt Nam
Tại Việt Nam, kinh doanh VTĐPT là một ngành có điều kiện. Theo đó:
1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh VTĐPT quốc tế khi có đủ các điều kiện:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh VTĐPT quốc tế
b) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
d) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
2. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh VTĐPT quốc tế khi có đủ các điều kiện:
a) Là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh VTĐPT quốc tế;
b) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp VTĐPT hoặc có bảo lãnh tương đương;
d) Có Giấy phép kinh doanh VTĐPT quốc tế.
3. Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về VTĐPT chỉ được kinh doanh VTĐPT quốc tế khi có đủ điều kiện:
a) Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh VTĐPT quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền.
(hình ảnh giấy phéo kinh doanh vận tải đa phương thức)
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vân tải đa phương thức
Thủ tục, quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh Dịch vụ VTĐPT:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh VTĐPT;
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh VTĐPT.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản điều lệ công ty.
- Phương án kinh doanh dự kiến.
- Thông tin/Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập.
- Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp
Bước 2: Nộp hồ sơ được nộp tại cơ quan có thẩm quyền, thường nộp cho Vụ vận tải – Bộ GTVT, có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ. Nếu cần sửa đổi hay bổ sung, Bộ GTVT sẽ thông báo cho doanh nghiệp về nội dung cần thay đổi trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
Bước 4: Cấp giấy phép kinh doanh VTĐPT. Bộ GTVT sẽ cấp giấy phép trong vòng 5 ngày làm việc kể từ này nhận đủ hồ sơ.
DNL SHIPPING CORP.
Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM
Telephone: 028 2201 5789
Web: Dnlshipping.vn
Email: info@dnlshipping.vn