Xuất xứ hàng hóa là gì?
Theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 08 tháng 3 năm 2018, “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”
Như vậy, nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ được công nhận xuất xứ hàng hoá nếu thuộc 1 trong 02 trường hợp sau:
- Là nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá đó.
- Là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất. Xuất xứ hàng hóa thường gắn liền với quốc tịch (sinh ra/ sản xuất ra ở đâu, đến từ quốc gia nào?).
Thông qua việc xác định xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp, người tiêu dùng hay các cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng nắm được nguồn gốc xuất xứ của loại hàng hóa đó đến từ đâu.
Xem thêm: NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT Ở C/O?
Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa
Hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó
Điều này có thể bao gồm việc kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sản xuất và công đoạn cuối cùng
Quy tắc xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi
Đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
Đối với hàng hóa không ưu đãi, các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa không có cam kết hoặc thoả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan. Trong trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm Chính phủ và thống kê thương mại.
Hiệp định CPTPP và quy tắc xuất xứ
Hiệp định CPTPP quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ hàng hóa được hiểu đơn giản như sau
(i) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy: hàng hóa được trồng, thu hoạch hoặc đánh bắt ở trong khu vực các nước đối tác CPTPP. Ví dụ: Cây trồng, hoa màu như lúa gạo, tiêu, cà phê…; động vật sống như lợn, gà, bò, cừu, tôm, cá…
(ii) Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP
(iii) Quy tắc cụ thể cho từng mặt hàng
Quy trình xác định xuất xứ hàng hóa
Quy trình xác định xuất xứ hàng hóa thường bao gồm các bước sau:
- Thu thập thông tin: Xác định nguồn gốc nguyên liệu và quy trình sản xuất của hàng hóa.
- Kiểm tra quy định: Tra cứu quy định về xuất xứ của quốc gia hoặc khu vực nhập khẩu.
- Cam kết xuất xứ: Thương nhân đề nghị cấp Chứng nhận Xuất xứ (C/O) dựa trên tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc không ưu đãi.
- Kiểm tra và cấp C/O: Cơ quan chức năng kiểm tra và cấp C/O cho hàng hóa.
Xem thêm: Các tiêu chí xuất xứ xin cấp CO
"Trên đây là một số thông tin về nội dung xuất xứ hàng hóa, nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn thêm về cước phí hoặc muốn lấy booking lấy giá cước rẻ dịch vụ chuyên nghiệp về hàng hóa xuất nhập khẩu thì hãy liên hệ Forwarder uy tín điển hình là DNL Shipping Corp nhé!''
DNL SHIPPING CORP.
Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM
Telephone: 028 2201 5789
Web: Dnlshipping.vn
Email: mkt1@dnlshipping.vn