Cước phí
General Cargo Rate (GCR) Cước phí hàng hóa thông thường: là chi phí cơ bản áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa không có yêu cầu đặc biệt về xử lý hoặc điều kiện vận chuyển.
Đây là mức cước phí được sử dụng phổ biến nhất trong ngành vận chuyển hàng không, áp dụng các chương trình ưu đãi đặc biệt, trong đó giá cước đối với khối lượng hàng hóa càng tăng lên thì chi phí càng giảm, áp dụng cho các loại hàng hóa thông thường như quần áo, máy móc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, và các sản phẩm công nghiệp khác.
Yếu tố ảnh hưởng đến General Cargo Rate (GCR)
- Trọng lượng và thể tích
- Actual Weight: Trọng lượng thực tế của hàng hóa
- Volume Weight: Trọng lương thể tích của hàng hóa, tính theo công thức
Trọng lượng thể tích (kg) = Dài (cm) x Rộng (cm) x Cao (cm)/6000
- Hãng hàng không sẽ tính phí dựa trên trọng lượng thực tế hoặc trong lượng thể tích, tùy theo giá trị nào lớn hơn.
M-minimum rate: Cước tối thiểu là mức cước phí thấp nhất mà hãng hàng không sẽ áp dụng cho việc vận chuyển một lô hàng, bất kể trọng lượng hoặc thể tích của hàng hóa đó. Điều này đảm bảo rằng hãng hàng không sẽ nhận được một mức phí tối thiểu để bù đắp chi phí xử lý và vận chuyển.
Specific Commodity Rates - SCR: Cước đặc biệt là mức cước phí áp dụng cho các loại hàng hóa cụ thể, thường là những mặt hàng có giá trị cao, yêu cầu vận chuyển đặc biệt, hoặc có nhu cầu vận chuyển thường xuyên và số lượng lớn. SCR được thiết kế để cung cấp mức giá cạnh tranh cho các loại hàng hóa này, khuyến khích các doanh nghiệp vận chuyển thường xuyên với số lượng lớn qua đường hàng không.
Class Rates/ Commodity Classification Rates: Cước phân loại hàng là hệ thống giá cước được thiết kế để áp dụng cho việc vận chuyển các loại hàng hóa dựa trên phân loại của chúng. Cước phân loại hàng thường được sử dụng trong ngành vận tải để đảm bảo rằng hàng hóa được định giá vận chuyển một cách công bằng và hợp lý, dựa trên các đặc điểm cụ thể của hàng hóa như trọng lượng, kích thước, tính chất và giá trị.
Freight All Kinds- FAK: Cước áp dụng cho tất cả mặt hàng là một loại cước phí vận chuyển áp dụng một mức giá chung cho một lô hàng bất kể loại hàng hóa bên trong. Đây là một giải pháp tiện lợi cho các nhà vận chuyển và các doanh nghiệp vì nó đơn giản hóa quá trình định giá và quản lý hàng hóa, đặc biệt khi vận chuyển các lô hàng hỗn hợp bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Container Rates: Cước Container là mức cước phí được áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa trong các container từ một địa điểm xuất phát đến đích. Cước container thường được tính dựa trên nhiều yếu tố như loại container, kích thước, trọng lượng, khoảng cách vận chuyển, và tuyến đường. Các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa thông qua các dịch vụ container thường phải trả một mức phí cố định cho việc sử dụng container và một mức phí linh hoạt dựa trên trọng lượng hoặc kích thước của hàng hóa.
Cước giá trị là một loại cước phí được áp dụng cho việc vận chuyển hàng hóa dựa trên giá trị của chúng. Thay vì dựa vào trọng lượng hoặc kích thước của hàng hóa, cước giá trị được tính dựa trên giá trị thực của hàng hóa. Điều này đặc biệt phù hợp cho các loại hàng hóa có giá trị cao như trang sức, đồ điện tử, hoặc hàng hóa cần được bảo hiểm đặc biệt.
Xem thêm: Cập nhật chi tiết các loại cước vận chuyển hàng không
Vận chuyển hàng không có những loại phí, phụ phí nào?
Phụ phí hàng không
Phí D/O (Delivery Order): Phí D/O là mức phí cho lệnh giao hàng, cần phải nộp khi hàng đến sân bay. Theo đó, hãng hàng không sẽ làm D/O đề consignee xuất trình với hải quan và lấy hàng.
Phí THC (Terminal Handling Charge): Phí THC là phí bốc xếp hàng hóa từ kho và máy bay lên phương tiện vận tải.
Phí AWB (Airway): Phí AWB là biên nhận do hãng hàng không cấp trực tiếp hoặc thông qua đại lý được ủy quyền. Đây là bằng chứng về hợp đồng vận chuyển, tuy nhiên không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa. Vì thế vận đơn hàng không là không thể chuyển nhượng.
Phí AMS (Automatic Manifest System): Phí AMS là loại phí truyền dữ liệu hải quan vào một số đất nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc,...
Phí SCC (Security Charge): Phí SCC là phí soi an ninh tại sân bay, mức phí này khá thấp.
Phí FWB (Forward Bill): Phí FWB là loại phí truyền dữ liệu thông tin một cửa quốc gia cho vận đơn chính.
Phí FHL: Phí FHL là loại phí truyền dữ liệu thông tin một cửa quốc gia cho vận đơn phụ.
Phí tách bill: Phí tách bill dùng trong trường hợp Forwarder gộp nhiều House Bill, ở cảng đích các công ty dịch vụ hàng hóa phải tách bill ra.
Phí handling: Phí handling là phí bốc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải xuống kho hàng hóa và sắp xếp quản lý để chờ đưa hàng lên máy bay.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận tải hàng hóa quốc tế
Giá cước vận chuyển hàng hóa đường hàng không quốc tế cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào 3 yếu tố sau:
Loại hàng hóa
Đa phần hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không là loại hàng có giá trị cao. Tùy vào tính chất của hàng mà phải đóng gói cẩn thận và sắp xếp ở khoang phù hợp để bảo đảm không bị hư hỏng. Vì thế mà cước phí cũng sẽ tăng lên.
Cách thức vận chuyển
Mỗi cách thức vận tải hàng không mà mức giá cước sẽ có sự chênh lệch.
Ví dụ nếu doanh nghiệp cần vận chuyển hàng gấp thì phải sử dụng dịch vụ vận tải hàng không nhanh, phí cước cao nhiều hơn so với vận chuyển thông thường.
Hãng hàng không vận chuyển
Mỗi hãng hàng không sẽ có bảng giá cước phí và cách tính cước khác nhau. Doanh nghiệp nên liên hệ hãng hàng không để được tư vấn giá cước và lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp với khả năng tài chính.
"Trên đây là một số nội dung về Loại phí và Cước phí hàng không, nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn hoặc muốn lấy booking lấy giá cước rẻ dịch vụ chuyên nghiệp về hàng hóa xuất nhập khẩu thì hãy liên hệ Forwarder uy tín điển hình là DNL Shipping Corp nhé!''
DNL SHIPPING CORP.
Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM
Telephone: 028 2201 5789
Web: Dnlshipping.vn
Email: mkt1@dnlshipping.vn