KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA LÀ GÌ? QUY TRÌNH CHI TIẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP PHẢI BIẾT

Hotline hỗ trợ:
(+84) 28 2201 5789
KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA LÀ GÌ? QUY TRÌNH CHI TIẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP PHẢI BIẾT
Ngày đăng: 22/07/2025 05:49 PM

    Thị trường xuất nhập khẩu liên tục biến động bởi chính sách thương mại thay đổi giữa các khu vực, và xu hướng siết chặt kiểm soát hàng hóa xuyên biên giới. Bên cạnh cơ hội mở rộng thị trường, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các thách thức như rào cản kỹ thuật, tăng cường kiểm tra xuất xứ và tiêu chuẩn chất lượng.

    Chính vì vậy, kiểm tra thực tế hàng hóa (kiểm hóa) trở thành một công vụ quan trọng giúp cơ quan hải quan:

    - Phát hiện sớm những hành vi khai sai, gian lận thương mại

    - Kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng

    - Đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp tuân thủ và doanh nghiệp vi phạm

    Kiểm tra thực tế hàng hóa là gì?

    Kiểm tra thực tế hàng hóa (hay còn gọi là kiểm hóa) là quy trình do cơ quan hải quan thực hiện nhằm mở container hoặc kiện hàng để đối chiếu giữa khai báo của doanh nghiệp và thực tế hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

    Đây là một phần trong thủ tục hải quan, thường xảy ra khi tờ khai bị phân luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan nghi ngờ có rủi ro liên quan đến hồ sơ.

    Khi nào cần kiểm tra thực tế hàng hóa?

    Vậy khi nào cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm hóa, một trong các trường hợp:

    - Tờ khai hải quan bị phân luồng đỏ

    - Hàng thuộc nhóm rủi ro cao: hàng giá trị lớn, hàng có điều kiện, hàng nhạy cảm (thực phẩm, dược phẩm, thiết bị cũ...)

    - Mã HS, mô tả hàng hóa, CO… có dấu hiệu khai sai

    - Doanh nghiệp chưa có lịch sử tuân thủ tốt

    - Cần xác minh nguồn gốc xuất xứ, trị giá, chất lượng…

    Trường hợp Giải thích
    Tờ khai bị phân luồng đỏ  Hệ thống VNACCS/VCIS tự động đánh giá tờ khai có rủi ro cao, yêu cầu kiểm tra cả hồ sơ và hàng hóa để đảm bảo khai báo chính xác.
    Hàng hóa thuộc nhóm rủi ro cao  Gồm: thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, thiết bị y tế, hàng đã qua sử dụng… Đây là các mặt hàng dễ sai mã HS, cần kiểm tra giấy phép, chất lượng, tiêu chuẩn nhập khẩu.
    Có dấu hiệu khai báo không khớp  Như: mô tả hàng hóa không rõ ràng, sai mã HS, trị giá thấp bất thường, CO có dấu hiệu giả mạo… Những yếu tố này có thể bị hệ thống cảnh báo.
    Doanh nghiệp chưa có lịch sử tuân thủ tốt  Doanh nghiệp mới, từng bị truy thu thuế, vi phạm quy định, hoặc không hợp tác đầy đủ trong các lần thông quan trước sẽ bị xếp vào nhóm rủi ro cao.
    Yêu cầu xác minh đặc biệt  Trong các trường hợp cần làm rõ: trị giá khai báo, xuất xứ, giấy phép chuyên ngành, hoặc theo chỉ đạo kiểm tra xác suất định kỳ.
    Theo yêu cầu kiểm tra sau thông quan hoặc từ cơ quan quản lý chuyên ngành  Cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm hóa khi nhận thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT… hoặc theo kết quả kiểm tra sau thông quan.

    Những nội dung kiểm tra hàng hóa là gì?

    Kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm những nội dung sau đây:

    - Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra tên hàng , mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.

    - Đối chiếu quy định trên, như vậy, kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập bao gồm những nội dung như :

    + Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa

    + Kiểm tra đổi chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan

    Thẩm quyền quyết định hình thức mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa

    Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 26 của Nghị định liên quan, cùng với thông tin về hàng hóa để quyết định hình thức và mức độ kiểm tra thực tế.

    Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện theo Điểm b, Khoản 2, Điều 23 của Luật Hải quan.

    Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận hoặc Chi cục trưởng có quyền ra quyết định lưu giữ hàng hóa hoặc phối hợp với các cơ quan hải quan khác lựa chọn địa điểm kiểm tra mới. Đồng thời, họ được phép thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế phù hợp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

    Theo đó, cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành và thông tin liên quan đến lô hàng để quyết định phương thức, địa điểm, và phạm vi kiểm tra thực tế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

    Quy trình kiểm tra thực tế hàng hóa chi tiết

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ giấy để phục vụ kiểm hóa:

    - Tờ khai hải quan

    - Invoice, Packing List, CO (nếu có)

    - Hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (nếu có)

    - Bản đăng ký kiểm hóa

    - Phiếu yêu cầu kiểm hóa của hải quan

    - Catalog, hình ảnh mô tả sản phẩm (nếu cần)

    Bước 2: Đăng ký kiểm hóa với cơ quan hải quan

    - Doanh nghiệp hoặc đơn vị logistics đặt lịch kiểm hóa tại cảng/kho với hải quan

    - Lựa chọn địa điểm kiểm hóa:

    + Tại cảng

    + Tại ICD (kho nội địa)

    + Tại kho CFS hoặc kho ngoại quan

    Bước 3: Tiến hành kiểm hóa

    Hải quan mở cont/thùng hàng và kiểm tra theo nội dung khai báo:

    - Tên hàng, số lượng, trọng lượng, kích thước

    - Nhãn mác, model, xuất xứ

    - Tình trạng hàng hóa (mới/cũ, có đúng mô tả không)

    - Trong một số trường hợp, cán bộ hải quan sẽ lấy mẫu để phân tích, gửi đi kiểm nghiệm

    Bước 4: Lập biên bản kiểm hóa

    - Sau khi kiểm tra, hải quan sẽ lập biên bản kiểm hóa (ghi nhận tình trạng thực tế so với khai báo)

    - Doanh nghiệp, hải quan và đơn vị kho cùng ký xác nhận

    Bước 5: Kết quả xử lý sau kiểm hóa

    - Nếu đúng khai báo: Hải quan cho phép thông quan hàng hóa

    Nếu sai sót:

    + Bị xử phạt vi phạm hành chính

    + Có thể bị giữ hàng, tịch thu, truy thu thuế, thậm chí yêu cầu tái xuất

    Trên đây là bài viết về "KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA LÀ GÌ? QUY TRÌNH CHI TIẾT KIỂM TRA HÀNG HÓA THỰC TẾ"DNL SHIPPING đã thực hiện và rút kinh nghiệm sau nhiều năm làm nghề muốn chia sẻ với Khách hàng, hy vọng bài viết này sẽ cho khách hàng một cái nhìn bao quát về hướng dẫn cách xử lý khi hàng bị kiểm tra thực tế. 

    Nếu Khách hàng vẫn còn thắc mắc hoặc muốn vận chuyển hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu mà chưa tìm được Forwarder uy tín, chuyên nghiệp hãy liên hệ với DNL SHIPPINH để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

    ------------------------

    DNL SHIPPING CORP.

    Address: 4/2 street 44, Phuoc Long ward, Ho Chi Minh city

    Telephone: 028 2201 5789

    Web: Dnlshipping.vn

    Email: info@dnlshipping.vn

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline