Nhập Khẩu Thép Về Việt Nam Cần Lưu Ý Những Gì?

Hotline hỗ trợ:
(+84) 28 2201 5789
Nhập Khẩu Thép Về Việt Nam Cần Lưu Ý Những Gì?
Ngày đăng: 24/09/2024 09:50 AM

    Nhập khẩu thép về Việt Nam là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về các quy định và thủ tục hải quan. Thép là một trong những nguyên vật liệu quan trọng trong ngành công nghiệp xây dựng và sản xuất, với nhiều dạng khác nhau như dạng ống, dạng cuộn, và dạng tấm. Việt Nam nhập khẩu thép từ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, có một số lưu ý quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ. Cùng theo dõi bài viết sau của DNL để Nắm rõ hơn về những lưu ý này nhé!

    Chính sách nhập khẩu thép

    Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép các loại được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:

    Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015

    Thông tư 18/2017/TT-BCT ngày 25/09/2017, sửa đổi bổ sung 39/20218/TT-BCT

    Thông tư 38/2015/TT-BCT NGÀY 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BCT ngày 20/4/2018

    Nghị định: 69/2018/NĐ-CP

    Quyết định số 15/2018/NĐ-CP Quyết định 3390/QĐ-BCT

    Quyết định 3390/QĐ-BCT

    Quyết định 920/QĐ-BCT Công văn 638/TCHQ-TXNK

    Thông tư 14/2014/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 12/2015/TT-BCT

    Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN

    Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và Thông tư 07/2017/TT-BKHCN

    Mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp có thế nhập khẩu thép như bình thường. Đối với mặt hàng đã qua sử dụng thì phải nhập khẩu dưới dạng phế liệu. Muốn nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu của thép cũng rất khác nhau, một số loại phép phải chịu thuế chống bán phá giá

    Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

    Thép có rất nhiều loại chính vì vậy khi làm thủ tục nhập khẩu cũng sẽ có những quy định khác nhau cho từng loại. Điểm quan trọng nhất của nhập khẩu thép đó là phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu của thép cũng rất khác nhau, một số loại thép phải chịu thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ. Cần xác định chính xác mã hs của loại thép được nhập khẩu.

    Danh mục các sản phẩm từ thép phải kiểm tra chất lượng được quy định tại phụ lục II, III của Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Những sản phẩm của thép phải kiểm tra chất lượng bao gồm những loại sau:

      Phụ lục II
    Mã.hs Loại hình
    7206 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (Trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc nhóm 72.03)
    7207   Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm
    7208 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng
    7209 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng.
     7210 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng
    7212 Các sản phâm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ hoặc tráng
    7213 Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn uốn không đều, được cán nóng.
    7214 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán
    7215 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác
    7216 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác
    7216 Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình
    7217 Dây của sắt hoặc thép không hợp kim
    7219 Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên
    7220 Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm
    7224 Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác
    7225 Thép hoặc hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên
    7226 Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm
    7227 Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim
    7228 Dây thép hợp kim khác
    7229 Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rộng khác, bằng sắt hoặc thép
    7306 Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép
      PHỤ LỤC III
    7207 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm
    7210 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng
    7224 Thép hợp kim khác ở dạng thổi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác
    7225 Sản phẩm của thép hợp kim khác cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm
    7306 Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (vd: nối mở, hàn, tán đinh hoặc thép bằng cách tương tự)

    Trên đây là mã hs 4 số đầu, cho khách hàng tham khảo, để biết rõ hơn và chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu thép và chi tiết mã hs phải kiểm tra chất lượng.

    Dán nhãn hàng nhập khẩu

    Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ - CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Mục đích dán nhãn hàng hóa giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được nới xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn hàng hóa là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu Thép

    Nội dung nhãn mác

    Ngoài ra việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quạn trọng. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu thép nếu gặp phải luồng đỏ thì việc dán nhãn lên hàng hóa, hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng.

    Nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

    Thông tin của người nhà xuất khẩu (Địa chỉ, tên công ty)

    Thông tin của người nhập khẩu (Địa chỉ, tên công ty)

    Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa

    Xuất xứ hàng hóa

    Hồ sơ thủ tục nhập khẩu thép

    Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thép bao gồm những chứng từ sau đây:

    Tờ khai hải quan

    Hợp đồng thương mại

    Packing list

    Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

    Vận đơn (B/L)

    Chứng nhận xuất xứ (Nếu có)

    Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

    Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu

    "Trên đây là nội dung thông tin "Nhập khẩu Thép về Việt Nam", nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn thêm về nhập khẩu lô hàng thép về Việt Nam hoặc để làm thủ tục nhanh chóng về hàng hóa xuất nhập thì hãy liên hệ Forwarder uy tín điển hình là DNL Shipping cord nhé!!"

     

    DNL SHIPPING CORP.

    Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM

    Telephone: 028 2201 5789

    Web: Dnlshipping.vn

    Email: info@dnlshipping.vn

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline