Phân luồng xanh, vàng, đỏ nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa
Phân luồng hải quan là gì?
Phân luồng hải quan (Customs Clearance) là quá trình phân chia tự động mức độ, rủi ro của hàng hóa theo thông tin tờ khai hải quan được truyền lên phần mềm khai báo hải quan của chủ hàng.
Các luồng hải quan được áp dụng hiện nay
Hiện nay, Hải quan Việt Nam sẽ phân loại hàng hóa dưới hình thức 3 luồng. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro:
Cụ thể:
Thứ nhất: Với việc phân chia thành 3 luồng xanh, vàng, đỏ sẽ giúp quá trình xuất nhập khẩu được nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn. Trên thực tế, hàng hóa được ví như phương tiện giao thông, màu xanh được đi, màu vàng phải đi chậm và màu đỏ sẽ phải dừng lại.
Thứ hai: Dựa vào phân luồng, mức độ kiểm tra của các cơ quan hải quan cũng sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần xanh – vàng và đỏ. Mức kiểm soát hàng hóa cao nhất sẽ áp dụng cho luồng đỏ, theo sau đó là luồng vàng, luồng xanh sẽ không cần kiểm tra.
Thứ ba: Giúp hải quan thực hiện quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu hiệu quả. Từ đó sẽ giúp các cơ quan này có thể phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn các lô hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc…nhập khẩu vào trong nước.
• Luồng xanh (luồng 1) Áp dụng cho các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa. Các hàng hóa xuất khẩu được đi đều đặn vào luồng xanh có thể kể đến như hàng vải may mặc, nông sản, linh kiện máy,…Hàng hóa được chấp nhận thông quan điện tử ngay khi truyền tờ khai và được phân luồng hải quan
• Luồng vàng (luồng 2) Đối với luồng vàng hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ nhưng không kiểm tra chi tiết hàng hóa, hồ sơ gồm hồ sơ đã đính kèm lên hệ thống V5 cùng các hồ sơ khác nếu có như giấy phép, kiểm định, C/O,... tuy nhiên sẽ được miễn kiểm tả chi tiết hàng hóa.
• Luồng đỏ (luồng 3) Nếu phân luồng hải quan thuộc luồng đỏ sẽ phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra trực tiếp hàng hóa.
Mức độ kiểm tra chi tiết thực tế lô hàng hóa như sau:
- Kiểm tra không quá 5% lô hàng hóa: Việc kiểm tra nhằm mục đích đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng. Nếu không sai phạm việc kiểm tra kết thúc còn nếu có sẽ tiếp tục kiểm tra để xác định mức độ sai phạm.
- Kiểm tra không quá 10% lô hàng hóa: Đây là những hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế tuy nhiên nếu hải quan nếu không phát hiện ra vi phạm sẽ sẽ kết thúc kiểm tra. Ngược lại nếu phát hiện vi phạm thì sẽ tiến hàng kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm của lô hàng.
- Kiểm tra chi tiết toàn bộ hàng hóa có trong lô hàng.
Quy trình thực hiện phân luồng hải quan
Về cơ bản, quy trình thực hiện phân luồng hải quan sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ sau đó đăng ký tờ khai và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
Bước 2: Thực hiện việc nhập các thông tin đã được cung cấp vào máy tính, máy tính sẽ tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp nhất.
Bước 3: Kiểm tra hàng hóa dựa trên mức độ ở bước 2.
Bước 4: Thu lệ phí hải quan theo quy định đã có, sau đó đóng dấu và trả lại tờ khai cho người khai hải quan.
Bước 5: Lưu giữ hồ sơ và kiểm tra sau thông quan (nếu cần).
"Trên đây là nội dung về phân luồng hải quan cũng như quy trình thực hiện phân luồng. Nếu bạn còn thắc mắc và cần tư vấn về phân luồng hải quan hoặc muốn thông quan lô hàng xuất nhập khẩu một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng thì liên hệ ngay với Forwarder uy tín điển hình là DNL Shipping Cord nhé!!"
DNL SHIPPING CORP.
Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM
Telephone: 028 2201 5789
Web: Dnlshipping.vn
Email: mkt1@dnlshipping.vn