QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀ NHỮNG THỦ TỤC CẦN BIẾT

Hotline hỗ trợ:
(+84) 28 2201 5789
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀ NHỮNG THỦ TỤC CẦN BIẾT
Ngày đăng: 15/05/2024 09:31 AM

    Alt Photo

    QUY TRÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ NHỮNG THỦ TỤC CẦN BIẾT

    Những điều cần biết về thủ tục xuất khẩu nông sản  

    Xuất khẩu nông sản cần tuân thủ những quy định sau:

    Điều kiện về an toàn thực phẩm

          – Tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật/ thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm, các chất khác có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người.

          – Quy định về phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất.

          – Quy định về bao bì và nhãn sản phẩm.

          – Quy định về bảo quản thực phẩm.

          – Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của thực phẩm.

          – Chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền với thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc từ động vật.

     Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

         – Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn với nguồn gây hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.

         – Có đủ nước đạt chuẩn kỹ thuật để phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

         – Trang thiết bị đầy đủ, phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Có đủ dụng cụ rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại.

         – Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

         – Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

         – Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức, thực hành với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

         – Bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu, bao bì, bảo quản, vận chuyển thực phẩm.

    Quy trình xuất khẩu nông sản

          Bước 1: Kiểm tra trước yêu cầu của nước nhập khẩu

    Trước khi làm thủ tục xuất khẩu nông sản, cần phải kiểm tra sản phẩm nông sản xem có đạt về chất lượng theo nước nhập khẩu chưa và nước nhập khẩu có nhập sản phẩm nông sản này hay không.

    Qua việc kiểm tra này giúp bạn lựa chọn thị trường phù hợp và nước nhập khẩu phù hợp đối với từng loại nông sản của mình.

         Bước 2: Thủ tục nhập khẩu nông sản và kiểm dịch

    Cũng như những loại mặt hàng khác khi xuất khẩu, nông sản cũng là một loại thực phẩm chính vì thế cần được kiểm dịch chất lượng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Những thủ tục kiểm dịch cần có như:

    - Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ.

    - Kiểm dịch thực vật.

    - Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn.

    - Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không. Những hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật.

    - Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Giúp quản tốt nông sản trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thì cần phải chú ý thêm những điều dưới đây:

    - Thời gian thu hoạch nông sản.

    - Thời gian đóng gói hàng.

    - Thời gian làm kiểm dịch thực vật.

    - Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm C/O, hun trùng,..

    - Thời gian vận chuyển.

    Tất cả các thời gian trên cần phải khớp với nhau, để đảm bảo hàng hóa nông sản không bị hư hỏng và đạt được chất lượng hàng tốt nhất.

    Ở bước này rất quan trọng, đánh giá được việc hàng bạn có thể xuất khẩu đi không, nếu không làm tốt ở khâu này có thể làm có hàng bị hư hỏng, không xuất khẩu được.

    Hàng hư hỏng khi không xuất khẩu được không những mất tiền hàng mà có phát sinh nhiều chi phí khác để xử lý hàng hư hỏng như chi phí xử lý hàng hư, chi phí vận chuyển về Việt Nam… Đây là khâu quan trọng nhất và phức tạp nhất, bạn cần phải làm chính xác nhất để tránh những sai sót xảy ra.

         Bước 3: Hồ sơ giấy tờ cần thiết cho thủ tục xuất khẩu nông sản

    Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu nông sản, Hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC) cần chuẩn bị các loại giấy tờ dưới đây:

    - Hóa đơn bán hàng (COMMERCIAL INVOICE)

    - Hóa đơn đỏ (VAT INVOICE);

    - Danh sách hàng (PACKING LIST);

    - Chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUALITY);

    - Chứng nhận nguồn gốc (PHYTOSANITARY);

    - Giấy xác nhận phun trùng (FUMIGATION);

    - Hợp đồng xuất khẩu nông sản;

    Đối với những hàng nông sản đã nhập về và giờ xuất đi thì cần thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu lúc nhập khẩu do chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 cấp.

    Tất cả các hồ sơ nói trên đều được mang đến chi cục kiểm tra dịch thực vật vùng 2 để đăng ký. Doanh nghiệp của bạn là lần đầu xuất khẩu thì cần mời cán bộ về tận kho của mình để thực hiện các bước lấy mẫu kiểm tra.

    Còn nếu doanh nghiệp đã nhiều lần xuất khẩu thì chỉ cần mang mẫu lên nộp cùng với lúc nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch. Sau khi hoàn tất các bước thì tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch tại phòng kế toán.

         Bước 4: Chuẩn bị giao hàng

    Để chuẩn bị giao hàng nông sản thì doanh nghiệp cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất và tiến hành tại các hàng tàu. Đóng hàng vào các container và chuẩn bị việc khai báo hải quan.

         Bước 5: Khai báo hải quan

    Việc khai báo hải quan sẽ dựa vào số liệu lúc doanh nghiệp bạn đóng hàng rồi tiến hành khai báo hải quan điện từ, mở tờ khai, tiếp theo sẽ là thông quan hàng hóa và thanh lý, cuối cùng là vô sổ tàu.

         Bước 6: Thủ tục thông quan

    Cùng với việc làm thủ tục thông quan cho lô hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hay nói cách khác là người xuất khẩu nông sản phải gửi chi tiết bill và submit vgm cho hãng tàu mà doanh nghiệp book trước đó trước 2 ngày tàu chạy để hãng tàu soạn hóa đơn nháp (xem thời gian cho phép submit si và vgm trên booking) và hãng tàu sẽ gửi lại cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản kiểm tra hóa đơn nháp.

    Nếu hóa đơn nháp đúng với những gì 2 bên thỏa thuận thì hãng tàu sẽ tiến hành xuất hóa đơn chính và gửi bản scan trước cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, còn bản chính sẽ được giao cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên hãng tàu.

    Hãng tàu còn nộp hóa đơn nháp và chứng thư kiểm dịch bản nháp cho cơ quan kiểm dịch để cơ quan kiểm dịch cấp chứng thư kiểm dịch thực vật bản gốc.

    Soạn hồ sơ xin C/O, nộp hồ sơ tại phòng quản lý XNK và nhận CO gốc.

    Sau khi có được tất cả chứng từ gốc như: invoice, hóa đơn, packing list, phyto, co. Tùy vào tình hình và điều kiện thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ tiến hành xuất trình hồ sơ gốc đến cho ngân hàng (LC, DP, DA) hoặc gửi trực tiếp đến người nhập khẩu( t/t).

    "Trên đây là nội dung về quy trình cũng như thủ tục xuất khẩu hàng nông sản. Nếu bạn còn thắc mắc và cần tư vấn về thủ tục xuất khẩu hàng nông sản hoặc vận chuyển nông sản nhanh về xuất nhập khẩu một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng thì liên hệ ngay với Forwarder uy tín điển hình là DNL Shipping Cord nhé!!"

     

     

    DNL SHIPPING CORP.

    Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM

    Telephone: 028 2201 5789

    Web: Dnlshipping.vn

    Email: mkt1@dnlshipping.vn

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline