Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng tìm kiếm những phương thức kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Một trong những phương thức đó là Tạm nhập, tái xuất. Vậy tạm nhập, tái xuất là gì? Quy định và quy trình về tạm nhập, tái xuất ra sao và doanh nghiệp có cần đóng thuế nhập khâu khi thực hiện tạm nhập tái xuất hay không? Cùng theo dõi bài viết sau của DNL SHIPPING để cùng tìm hiểu nhé!
Tạm nhập, tái xuất là gì? Quy định về tạm nhập tái xuất
Tạm nhập, tái xuất là gì?
Tạm nhập tái xuất nói một cách dễ hiểu là quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam tạm thời và sau đó xuất khẩu lại sang một quốc gia khác. Hàng hóa này không được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam mà chỉ lưu lại trong một khoảng thời gian ngắn trước khi tái xuất.
Quy định về tạm nhập tái xuất
Theo Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, các quy định về tạm nhập tái xuất bao gồm
- Thời gian lưu lại: Hàng hóa tạm nhập tái xuất không được lưu lại tại Việt Nam quá 60 ngày kể từ thời điểm làm thủ tục tạm nhập.
- Điều kiện kinh doanh: Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, nhưng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể đối với hàng hóa có điều kiện.
- Giấy phép: Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch, thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất từ Bộ Công Thương.
Tạm nhập, tái xuất thường được thực hiện trong các trường hợp nào?
Doanh nghiệp thường hay tạm nhập tái xuất trong những trường hợp sau:
Hàng hóa tham gia triển lãm, hội chợ
Các doanh nghiệp có thể tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam để trưng bày tại các triển lãm, hội chợ và sau đó tái xuất về nước hoặc sang quốc gia khác.
Hàng hóa cần sửa chữa, bảo trì
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam để sửa chữa, bảo trì và sau đó tái xuất.
Hàng hóa phục vụ dự án
Các thiết bị, máy móc nhập khẩu tạm thời để phục vụ các dự án ngắn hạn và sau khi hoàn thành dự án sẽ tái xuất.
Hàng hóa kinh doanh
Một số doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất để tận dụng chênh lệch giá cả giữa các thị trường.
Mục đích của tạm nhập, tái xuất
- Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp không phải đóng thuế nhập khẩu và các loại thuế khác khi hàng hóa không tiêu thụ tại Việt Nam.
- Tận dụng cơ hội kinh doanh: Tận dụng sự chênh lệch giá cả giữa các thị trường để thu lợi nhuận.
- Đáp ứng nhu cầu ngắn hạn: Đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng hóa trong thời gian ngắn mà không cần mua đứt.
Thuế nhập khẩu
Đối với thuế nhập khẩu doanh nghiệp không phải đóng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, vì hàng hóa này không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và chỉ lưu lại trong thời gian ngắn.
"Hi vong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và cần thiết về Khái niệm tạm nhập tái xuất cũng như các quy định cần nhớ, từ đó giúp bạn nắm vững và áp dụng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hoặc nếu bạn còn thắc mắc, cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, muốn làm thủ tục nhanh chóng về hàng hóa xuất nhập khẩu mà chưa chọn được đơn vị vận chuyển ưng ý thì hãy liên hệ Forwarder uy tín điển hình là DNL Shipping nhé"
DNL SHIPPING CORP.
Address: 4/2 street 44, Phuoc Long A ward, Thu Duc city, HCM
Telephone: 028 2201 5789
Web: Dnlshipping.vn