Kinh doanh mậu dịch và phi mậu dịch cần lưu ý gì?

Hotline hỗ trợ:
(+84) 28 2201 5789
Kinh doanh mậu dịch và phi mậu dịch cần lưu ý gì?
Ngày đăng: 06/03/2023 01:43 PM

    Hàng hóa khi đưa đi xuất hoặc nhập khẩu thường sẽ được chia làm hai loại: hàng mậu dịch và phi mậu dịch. Mỗi trường hợp sẽ yêu cầu những thủ tục hải quan và chứng từ khác nhau. Nếu không phân biệt rõ ràng, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị chưa có nhiều kinh nghiệm, rất dễ bị nhầm lẫn, gây ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông hàng hóa, khiến quy trình sản xuất của công ty bị chậm trễ. Vậy hình thức kinh doanh mậu dịch và phi mậu dịch có sự khác biệt ra sao? Cần lưu ý điều gì trước khi quyết định lựa chọn những loại hình kinh doanh này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chúng, cũng như cung cấp thông tin về một đơn vị chuyên vận tải và xử lý các thủ tục hải quan của hàng hóa xuất nhập khẩu.

     

    hàng mậu dịch

    Mậu dịch và phi mậu dịch là hai loại hàng hóa quan trọng trong thương mại quốc tế

    Đôi nét về kinh doanh mậu dịch và phi mậu dịch

    Kinh doanh mậu dịch là gì?

    Đây là hình thức kinh doanh do Nhà nước trực tiếp quản lý. Hàng mậu dịch được phép vận chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ nước này sang nước khác với số lượng không giới hạn trong vòng một năm. Loại hàng này được công nhận là hàng xuất, nhập chính ngạch không phải đi “tiểu ngạch” - mua bán không xuất hóa đơn.

    Đặc biệt, khi thực hiện nhập khẩu hàng mậu dịch, doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các loại giấy tờ, hợp đồng hoặc các loại văn bản với chữ ký xác nhận đàng hoàng. Bên cạnh đó, hầu hết hàng mậu dịch đều được tính thuế nhập khẩu và giá trị gia tăng (GTGT). Doanh nghiệp nhập về để sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chất của vật phẩm cũng như hoàn tất mọi thủ tục và chi phí liên quan.

    hàng mậu dịch

    Vật phẩm mậu dịch yêu cầu những thủ tục hải quan phức tạp nên thời gian xử lý đơn hàng thường lâu hơn

    Thế nào là kinh doanh phi mậu dịch?

    Hàng hóa phi mậu dịch là những mặt hàng hóa không được phép dùng cho mục đích thương mại. Chúng không thuộc danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu theo giấy phép quy định của các cơ quan quản lý chuyên ngành.Tất cả các mặt hàng này sẽ không phải chịu bất kỳ khoản tiền nào để mang về sử dụng hay bị khấu trừ thuế đầu vào, tuy nhiên vẫn phải yêu cầu chi trả các khoản phí cho thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, hàng nhập khẩu phi mậu dịch không cần đến hợp đồng mà thay bằng thư thỏa thuận.

    Các loại hàng sau được xếp vào hàng phi mậu dịch bao gồm: hàng biếu tặng, hành lý cá nhân, hàng mẫu, hàng quảng cáo. Cả hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch đều có hóa đơn kèm theo. Trên hóa đơn hàng hóa phi mậu dịch còn có bổ sung thêm dòng chữ: The good is no commercial value hoặc The value for customs purpose only...

    hàng mậu dịch

    Hàng hóa phi mậu dịch không dùng để bán

    Những điều cần lưu ý khi thực hiện kinh doanh mậu dịch và phi mậu dịch

    Phân biệt kinh doanh mậu dịch và phi mậu dịch

    Về điểm giống nhau:

    - Cả hai loại hàng đều phải trả các khoản phí giá trị gia tăng cho nhà nước và các khoản phí quốc tế có kèm theo.

    - Hàng mậu dịch và phi mậu dịch đều phải kèm theo hóa đơn để các cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát được giá trị và tính xác thực, hợp pháp của hàng hóa.

    Về điểm khác nhau:

    - Thời gian hoàn tất thanh toán của hàng hóa phi mậu dịch nhanh hơn do sự đơn giản trong thủ tục và các khoản chi phí. Chính vì vậy, thời gian nhận hàng của loại hàng này cũng được rút ngắn so với hàng hóa mậu dịch.

    - Hàng mậu dịch được xuất, nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu mua bán, sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, hàng hóa phi mậu dịch chỉ được phép xuất nhập khẩu với mục đích biếu tặng, viện trợ, không được phép trao đổi, mua bán vì mục đích thương mại.

    hàng mậu dịch

    Sự khác biệt trong quy trình xử lý các đơn hàng mậu dịch và phi mậu dịch

    Hàng hóa nào được xếp vào trường hợp phi mậu dịch?

    - Quà tặng của cá nhân, tổ chức từ nước ngoài gửi về

    - Các loại vật phẩm của cơ quan chức năng, tổ chức quốc tế tại Việt Nam

    - Sản phẩm được dùng để viện trợ cho mục đích nhân đạo

    - Những loại hàng hóa tạm nhập, tái xuất khẩu thuộc quyền sở hữu cá nhân do Nhà nước Việt Nam cho phép miễn thuế

    - Những hàng mẫu mua về trải nghiệm thử

    - Các phương tiện đi lại, dụng cụ nghề nghiệp của những cá nhân xuất nhập cảnh

    - Tài sản di chuyển của các cá nhân, tổ chức

    - Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo phương thức vận tải đơn

    hàng mậu dịch

    DNL Shipping Corp cam kết quy trình phục vụ nhanh gọn, đảm bảo hiệu suất và tối ưu về chi phí

    Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng mậu dịch và phi mậu dịch uy tín chuyên nghiệp

    Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển nội địa, quốc tế và các thủ tục hải quan, DNL Shipping Corp mang đến cho quý doanh nghiệp những giải pháp vận chuyển tối ưu với một quy trình nhanh gọn, hiệu quả. Với đội ngũ nhân sự năng động, không ngừng tìm tòi và sáng tạo, đơn vị hứa hẹn tạo nên những trải nghiệm trọn vẹn trong quá trình thực hiện thủ tục giao thương quốc tế.

    Tự hào là một trong những đơn vị đi đầu với dịch vụ vận chuyển hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch, DNL Shipping Corp được đánh giá cao bởi thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn trọng trong mọi giai đoạn, đảm bảo hàng hóa của quý khách được đưa đến tận nơi một cách an toàn, nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ trong việc hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan, giúp quý khách tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

    Để được tư vấn và giải đáp chi tiết về dịch vụ của đơn vị, quý khách vui lòng liên hệ vào hotline 0908 513 216. Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội đưa đến cho quý khách những phương án tối ưu nhất, tiền đề cho sự đột phá của các doanh nghiệp nói riêng và nền thương mại quốc gia nói chung.

     

    CÔNG TY TNHH DNL SHIPPING CORPORATION

    Địa chỉ: 4/2 Đường số 44, Quận 3, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    Email: info@dnlshipping.vn

    Hotline: 0908 513 216

    Website: dnlshipping.vn

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline