Thật khó có thể tìm kiếm được một quốc gia mà có chung đường biên giới. có nhiều nét tương đồng văn hóa và là người bạn chiến lược của cả 2 nước. Quốc gia đó không ai khác ngoài Trung Quốc, đây là một quốc gia mà có lượng hàng tiêu thụ lớn nhất Việt Nam. Trong đó không thể không kể đến nông sản, đây là một mặt hàng chủ lực của nước ta để xuất sang thị trường tỷ dân này. Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc thì các Doanh nghiệp trong nước ta cần phải hiểu rõ những quy định cũng như các quy trình để xuất khẩu loại mặt hàng này thông qua bài viết này cùng DNL nhé.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường bộ, thủ tục hải quan và các dịch vụ liên quan. Nếu quý khách hàng có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng nông sản của mình sang Trung Quốc hoặc các nước, hãy nhanh chóng gọi điện ngay vào sdt (028) 22 015 789 để book cước ngày vì kể từ ngày 1/10/2022 DNL Shipping Corp sẽ giảm giá Tư vấn + thủ tục hải quan tất cả loại hàng hóa với giá chỉ từ 1,500,000 đồng trên một lô hàng và giá từ 980,000 đồng trên một tờ khai nếu khách hàng chỉ book thủ tục hải quan
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM
Kể từ năm 2019 đến nay, tình hình xuất khẩu nông, thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại do xuất hiện nhiều rào cản từ Trung Quốc và kể cả phía Việt Nam. Bước sang năm 2022 những rào cản này vẫn còn tồn tại và càng lớn hơn.
Bước vào năm 2022 và những năm tiếp theo, xuất khẩu hàng nông, thủy sản và các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam sang thị trường 1,4 tỷ dân không còn dễ dàng như những năm trước đây vì có hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới được Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành áp dụng ngay từ đầu năm 2022.
Tuy nhiên, nông sản Việt Nam hiện cũng đang được áp dụng những phương pháp chăm sóc, công nghệ tiên tiến trên thế giới để chăm sóc nông thủy sản, qua đó, góp phần bảo vệ sức khỏe người dùng. Việc Trung Quốc áp dụng các quy tắc nhập khẩu sẽ góp phần không nhỏ tác động trực tiếp đến một số loại nông sản của Việt Nam. Điều này khiến cho những người nông dân chú trọng đến các hình thức đầu tư để tránh rủi ro, đảm bảo mang đến lợi nhuận khi đầu tư góp phần nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu ra nước ngoài
THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC
Điều kiện:
- Theo Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” về Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, thì trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân (gồm các tổ chức, cá nhân) được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh;
- Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thì: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”;
- Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT thì cá nhân có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nếu đã có Mã số thuế, đồng thời trạng thái hoạt động của Mã số thuế là bình thường.
- Như vậy, để có thể tham gia hoạt động xuất khẩu, bạn đọc phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT. Sau khi đăng ký kinh doanh, bạn đọc có thể vào địa chỉ http://gdt.gov.vn/wps/portal mục tra cứu thông tin người nộp thuế để kiểm tra trạng thái hoạt động của Mã số thuế.
Thuế xuất khẩu
Về mặt thuế xuất nhập khẩu thì cần phải xác định được mã HS code của từng loại hàng để từ đó có thể biết được chính xác số tiền thuế mà bạn phải nộp.
Để biết mức thuế xuất khẩu phải nộp, trước hết cần xác định được mã số HS chi tiết của hàng hóa. Bạn đọc có thể tham khảo gợi ý về mã số HS như sau:
- Nghệ: Tham khảo nhóm 09.10 “Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), lá húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác”;
- Hạt tiêu: Tham khảo nhóm 09.04 “Hạt tiêu thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta,khô, xay hoặc nghiền.”;
- Hành, tỏi: Tham khảo nhóm 07.03 “Hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh.” (ở dạng tươi hoặc ướp lạnh) hoặc nhóm 07.12 “Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm” (ở dạng khô);
- Quế: Tham khảo nhóm 09.06 “Quế và hoa quế.”;
- Hạt điều: Tham khảo nhóm 08.01 “Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.” (chưa qua chế biến) hoặc nhóm 20.08 “Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.” (đã qua chế biến).
- Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì:
- Các mặt hàng thuộc nhóm 08.01 có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%;
- Các mặt hàng thuộc các nhóm 09.04, 09.06, 09.10, 07.03, 07.12, 20.08 không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm)”.
CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC
Xuất khẩu nông sản chính ngạch:
Là hình thức vận chuyển hàng hoá số lượng lớn qua biên giới thông qua các cửa khẩu.
-Hàng hoá xuất khẩu chính ngạch phải đạt các kỳ kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định đã có trong luật của các cơ quan chức năng như cục hải quan, hoàn thành mọi trách nhiệm, thủ tục như đóng thuế đầy đủ thì mới được thông quan.
-Có các hợp đồng mua bán đầy đủ, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và pháp luật quốc tế.
-Hình thức này luôn được sử dụng phổ biến trong mua bán quốc tế với các hợp đồng mua bán lớn.
Xuất khẩu nông sản tiểu ngạch:
-Ưu điểm của hình thức này là thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp. Đây cũng là lý do các thương lái lựa chọn hình thức này để mua bán, kinh doanh hàng hoá. Tuy nhiên, họ vẫn phải đóng thuế và chịu sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn khác đã được quy định trong luật xuất nhập khẩu.
-Những hạn chế của hình thức xuất khẩu tiểu ngạch là tính ổn định tương đối thấp, dễ bị ép giá vì khi hàng hoá đến cửa khẩu làm thủ tục hải quan sẽ không thể mang về, thêm đó là chi phí bến bãi khi hàng bị ứ đọng mà không làm được thủ tục.
THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC
Mặc dù xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc là một mặt hàng quan trọng nhất của nước ta trong việc xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, để quá trình này được hoạt động thì cần có những bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra nông sản
Bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng mà mọi người cần thực hiện. Kiểm tra sản phẩm nông sản. Đây là một bước rất quan trọng bởi không phải sản phẩm nào cũng được phép xuất khẩu. Mọi người cần xem xét kỹ cả 2 phía, bên nhập hàng và bên cung cấp các mặt hàng nông sản.
Bước 2: Thủ tục xuất khẩu và kiểm định
Các sản phẩm trước khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cần đáp ứng được đầy đủ các yếu tố sau:
- Kiểm dịch thực phẩm;
- Có khả năng phản được chiếu xạ;
- Được thu hoạch từ các vùng đạt tiêu chuẩn;
- Được đóng gói một cách cẩn thận;
- Kiểm tra chất lượng, hàng lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Bước 3: Các loại giấy tờ cần chuẩn bị
- Hóa đơn hàng hóa;
- Bảng kế hàng hóa được xuất khẩu sang Trung Quốc;
- Giấy xác nhận kiểm dịch thực phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn;
- Giấy xác nhận xuất khẩu.
Shipping mark khi xuất khẩu trái cây:
Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng
Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu:
Đối với nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Quý Doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ hàng hóa xem đã đạt các tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc hay chưa, mẫu mã, hình thức đã đạt mức yêu cầu. Ngoài ra nông sản trước khi xuất khẩu cần được
- Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ;
- Kiểm dịch thực vật;
- Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn;
- Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật;
Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu:
Đối với nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Quý Doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ hàng hóa xem đã đạt các tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc hay chưa, mẫu mã, hình thức đã đạt mức yêu cầu. Ngoài ra nông sản trước khi xuất khẩu cần được:
- Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ;
- Kiểm dịch thực vật;
- Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn;
- Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật;
- Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa.
Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thì phải chú ý thêm các điều sau:
- Thời gian thu hoạch nông sản đủ;
- Thời gian đóng hàng;
- Thời gian làm kiểm dịch thực vật;
- Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,..
- Thời gian vận chuyển.
Làm thủ tục kiểm dịch thực vật:
- Giấy giới thiệu,Invoice, packing list, hợp đồng thương mại, Các giấy tờ chứng nhận tiêu chuẩn vùng trồng (nếu có), mẫu hàng hóa kiểm dịch (nếu cần)