Gỗ là một trong những loại hàng hóa vô cùng quan trọng và không thể thiếu với con người chúng ta khi được khai thác và xuất khẩu cho toàn thế giới với từng nhu cầu, mục đích khác nhau của con người.Với EU, thị trường còn nhiều dư địa với Việt Nam và việc thiếu nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga khiến EU đang gia tăng nhập khẩu viên nén từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu của ngành gỗ 8 tháng đầu năm là giá xuất khẩu viên nén (viên năng lượng sinh khối), dăm gỗ tăng 150 - 200%.
Theo đánh giá của Hiệp hội Năng lượng sinh học thế giới, thị trường viên nén gỗ toàn cầu dự kiến đạt 15,63 tỉ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng gộp hằng năm 7,28% trong giai đoạn 2021-2026. Do đó, sản phẩm viên gỗ nén từ Việt Nam còn nhiều cơ hội tăng trưởng.
Vậy các doanh nghiệp đã tìm hiểu gì về quy trình xuất khẩu mặt hàng viên nén gỗ (viên nén mùn cưa) này hay chưa? Hãy cùng DNL Shipping giải đáp nhé.
THỦ TỤC XUẤT KHẨU VIÊN NÉN GỖ (WOOD PALLET)
- Đầu tiên chúng ta cần biết viên nén gỗ là gì?
Viên nén gỗ hay còn được biết đến với cái tên viên nén mùn cưa được cấu tạo chủ yếu từ vụn cưa, sơ dừa.. được nén thành những viên nén gỗ như chúng ta đã đề cập, vì những nguyên liệu cấu tạo nên nó khá rẻ nên khi chúng ta vào các cửa hàng thú cưng thường thấy họ lấy những viên nén gỗ đó để lót chuồng cho thú cưng vì tính chất hút ẩm ưu việt của chúng. Nhưng giá trị thực chất mà loại hàng này đem lại là vô cùng lớn khi 1 tần viên nén gỗ = 454,25 lít dầu = 453 m3 Gas = 4755 Kwh điện. Chi phí sử dụng viên nén gỗ khá thấp chỉ bằng 30 – 50% so với điện và ga, với giá gas trên thị trường hiện nay là 500.000đ/ bình 12kg thì với việc sử dụng viên nén gỗ mùn cưa chỉ mất khoảng 150.000 – 200.000đ để có thể tạo ra lượng nhiệt tương đương như sử dụng gas. Đó cũng chính là lý do khi EU khủng hoảng về năng lượng họ lại tìm và nhập khẩu nhiều mặt hàng này đến như vậy, may mắn khi Việt Nam là một trong những nước có xuất khẩu về mặt hàng này.
- Thủ tục xuất khẩu:
- Xin giấy kiểm định thực vật và hun trùng.
Quy trình thủ tục xuất khẩu như hàng thông thường nhưng vì tính chất của nó vẫn là gỗ nên cần có thêm 2 bước đó là Kiểm dịch thực vật và hun trùng trước khi xuất khẩu. Đầu tiên là về đăng ký kiểm dịch thực vật cần có các giấy tờ hồ sơ sau:
– Đơn xin đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của cơ quan kiểm dịch
– Hợp đồng mua bán
– Vận đơn - Bill of Lading
– Hóa đơn bán hàng - Invoice
– Phiếu đóng gói - Packing List
– Mẫu viên nén gỗ xuất khẩu cần đưa đi kiểm dịch.
Khi chuẩn bị xong giấy tờ thì đến cơ quan kiểm định thực vật, nếu ở miền Nam đến chi cục kiểm dịch thực vật vùng II ở địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, P.Đakao, Q.1, Tp.HCM. Còn nếu ở phía Bắc thì đến chi cục kiểm dịch thực vật vùng I ở địa chỉ: 2F P. Trần Quang Khải, Hoàng Văn Thụ, Hồng Bàng, Hải Phòng. Về thời gian thì cần nộp từ trước 2-3 ngày tàu chạy (sớm hơn nếu có thể).
Về việc hun trùng thì thường sẽ là do yêu cầu của bên nhập khẩu nếu có. Khi hàng đã đóng cont và được vận chuyển ra tới cảng ta có thể thuê những nơi cung cấp dịch vụ hun trùng để làm việc này. Các hồ sơ để tiến hành việc hun trùng gồm:
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói - Packing List
– Vận đơn- Bill of Lading
2. Căn cứ pháp lý về xuất khẩu viên nén gỗ
– Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT : Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp
– Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT : Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản
– Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016) : Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản
– Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT : ban hành bảng mã số Hs đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Căn cứ Điều 7 và Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ:
Điều 7. Cấm xuất khẩu
Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:
- Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.
- Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.
Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép
- Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
- Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.
- Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.”
=> Ngoài những danh mục kể trên thì gỗ rừng trồng và các sản phẩm qua chế biến như gỗ ván ép, viên nén gỗ (wood pallet) được phép xuất khẩu.
- Mã HS Code của mặt hành viên nén gỗ (wood pallet)
HS Code của mặt hàng viên gỗ nén (wood pallet) này sẽ là: 44013100. Theo biểu thuế xnk mới nhất là biểu thuế xnk 2022 thì mặt hàng viên gỗ nén này có thuế xuất khẩu là 0%.
III. HỒ SƠ THỦ TỤC HẢI QUAN XNK VIÊN NÉN GỖ:
Căn cứ vào khoản 5 điều 1 của thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 TT38/2015 quy định về hồ sơ hải quan cần thiết của doanh nghiệp khi xuất khẩu viên nén mùn cưa là:
– Hợp đồng mua bán quốc tế- Sales Contract( Nếu có)
– Bảng kê chi tiết lâm sản có dấu xác nhận của cơ quan kiểm lâm
– Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập) theo mẫu số 01 nằm trong TT 01/2012/TT-BNNPTNT
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói- Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu(nếu có)
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy chứng nhận hun trùng.
Trên đây là những chia sẻ về quy trình để xuất khẩu mặt hàng viên gỗ nén (wood pallet) cảm ơn các bạn đã xem. Mọi thắc mắc về thủ tục xuất khẩu nói chung và gỗ nói riêng, xin vui lòng liên hệ đến hotline (028) 22 015 789 để được giải đáp thắc mắc một cách kịp