Cơm -Áo -Gạo -Tiền là mở đầu cho mỗi ngày chúng ta thức dậy. Có gạo mới có cơm, đứng trên đất nước Việt Nam hiện nay mỗi nhịp đập con tim đều tự hào Việt Nam xuất khẩu gạo tóp đầu thế giới. Vậy hôm nay hãy cùng DNL Shipping lược lại xuất khẩu gạo tóp đầu thế giới các doanh nghiệp và bà con nông dân đã tuần thủ các quy định thế nào để vừa để dân no ấm vừa góp phần cung cấp lương thực chất lượng cao cho thế giới nhé!
Điều kiện để xuất gạo tại Việt Nam
Để có được chứng nhận, công nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo thì đầu tiên thương nhân, chủ doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Việt Nam cần đạt những yêu cầu theo quy định của pháp luật như sau:
- Có ít nhất một kho dùng để chứa gạo, thóc phù hợp với tiêu chuẩn, quy định của Luật
- Kho chứa, cơ sở xay sát, chế biến gạo phù hợp với tiêu chuẩn và quy định của Luật. Đối với việc thuê các kho chứa, cơ sở xay sát, chế biến thì cá nhân, tổ chức kinh doanh cần chứng minh được hợp đồng thuê ít nhất là 05 năm. Lưu ý, đối với cá nhân, tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận thì KHÔNG ĐƯỢC cho thuê lại kho chứa, chế biến gạo mà đã kê khai trước đó cho cơ quan thẩm quyền.
Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu gạo
Hồ sơ hải quan xuất khẩu gạo
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
- HS Code loại gạo mà mình muốn xuất
- Một số mã Hs Code gạo phổ biến khi xuất ở Việt Nam: 10061010 (Các loại hạt giống lúa), 10061090 (lúa không dùng làm thức ăn chăn nuôi), 10062090 (Các loại gạo lứt), 10063030 (các loại gạo nếp), 10063040 (gạo tẻ đã xát), 10063091 (gạo trắng),… Chi tiết về mã Hs Code cụ thể xin vui lòng try cập: TRA CỨU MÃ HS (hscodevietnam.com)
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương
- Giấy phép xuất khẩu được Bộ công thương cấp
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác có giá trị tương đương
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo (nêu trên)
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu gạo
Cách xin giấy phép xuất khẩu gạo
- Cá nhân, tổ chức xin giấy phép tại Bộ Công thương, nộp hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp phép, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương, giấy tờ chứng nhận sở hữu kho chứa, cơ sở xay sát, chế biến hoặc hợp đồng cho thuê cơ sở, kho chứa nêu trên đối với thương nhân thuê.
- Chuyên viên xử lý hồ sơ tại Bộ công thương sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mà cá nhân, tổ chức doanh nghiệp nộp từ trước đó
- Bộ công thương sẽ cấp giấy phép xuất khẩu gạo sau 15 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ từ trước đó
Lưu ý: Bộ công thương sẽ thông báo cho doanh nghiệp trước 15 ngày làm việc bằng văn bản khi hồ CHƯA HỢP LỆ. Giấy phép xuất khẩu gạo có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp
Như vậy, qua các nội dung của bài viết Quy định để xuất khẩu gạo tại Việt Nam được nên trên đã giúp cho mọi người hiểu rõ hơn được quy định, quy trình cũng như cách mà chúng ta có thể xin giấp phép xuất khẩu gạo được đúng không nào. Nếu quý khách có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của mình, đặc biệt là gạo thông qua đường biển, đường bộ, đường hàng không thì đừng chần chừ mà hãy gọi ngay vào số điện thoại: (028) 22 015 789 hoặc email service@dnlshipping.com để có được cước vận chuyển tốt nhất. Ngoài những dịch vụ nêu trên thì chúng tôi còn cung cấp đến quý khách hàng những dịch vụ khác như: thủ tục hải quan, giải pháp kho bãi, giải pháp xuất nhập khẩu để quý khách hàng có thể chọn lựa tùy theo nhu cầu và mục đính xuất khẩu hàng hóa của mình.
Xin chân thành cảm ơn!